Chuyên mục:

DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư tự quyết định quản lý dự toán xây dựng công trình đảm bảo nguyên tắc theo Luật Xây dựng điều 132

Đối với dự án có sử dụng vốn nhà nước và dự án PPP, dự toán xây dựng công trình được quản lý như sau:  

1. Nội dung dự toán xây dựng công trình

Nội dung dự toán xây dựng công trình theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 11 như sau:

-    Đối với dự án thuộc Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 3 thì dự toán xây dựng công trình xác định theo thiết kế bản vẽ thi công, đối với các dự án khác thì dự toán xây dựng công trình xác định theo thiết kế sau thiết kế cơ sở

-    Các khoản mục chi phí trong dự toán bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng

-    Đối với dự án có nhiều công trình, nếu cần thiết thì xác định tổng dự toán gồm: các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án

2. Xác định dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng của 1 công trình được xác định theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 12, công thức tính DT = XD + TB + QLDA + TV + K + DP, trong đó:

- XD là chi phí xây dựng của công trình

- TB là chi phí thiết bị của công trình

- QLDA là chi phí quản lý dự án của công trình

- TV là chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình

- K là chi phí khác của công trình

- DP là chi phí dự phòng của công trình

2.1. Xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình

2.1.1. Xác định chi phí xây dựng (XD)

Chi phí xây dựng xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD Phụ lục III, bằng 1 trong 4 phương pháp sau đây:

1)   Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ

2)   Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ

3)   Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ

4)   Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ

2.1.2. Xác định chi phí thiết bị (TB)

Chi phí thiết bị xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD Phụ lục II Mục 1.2

Xem chi tiết tại đây

Xác định chi phí quản lý dự án (QLDA)

Chi phí quản lý dự án của công trình xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD Phụ lục II Mục 1.3 như sau:

1)   Đối với công trình ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí QLDA được xác định theo Quyết định 1688/QĐ-BTTTT

2)   Đối với các trường hợp khác, chi phí QLDA xác định bằng định mức tỷ lệ (%) theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Phần II Chương I Mục 1.1, công thức tính QLDA = G x N x K1 x K2 x K3 x K4 trong đó:

- G là tổng chi phí xây dựng và thiết bị của công trình

- N là định mức tỷ lệ (%) xác định theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Bảng 1.1

- K1 và K2 là hệ số điều chỉnh theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Phần II Chương I Mục 1.3 như sau:

+ Nếu công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng trên biển, trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên đất liền, dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: K1 = 1,35

+ Nếu công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh: K2 = 1,1

- K3 là hệ số điều chỉnh đối với trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 23, K3 = 0,8 (theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Phần II Chương I Mục 1.4)

- K4 là hệ số điều chỉnh đối với công trình thuộc dự án có chi phí thiết bị ≥ chi phí xây dựng, K4 = 0,8 (theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Phần II Chương I Mục 1.5)

2.1.3. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (TV)

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD Phụ lục II Mục 1.4, tùy thuộc đặc điểm và tính chất công trình, gồm:

1)   Chi phí tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc (nếu thuê tư vấn)

- Thực hiện đối với công trình thuộc Luật Kiến trúc điều 17 khoản 2

- Xem chi tiết tại đây

2)   Chi phí tổ chức lựa chọn phương án mỹ thuật (nếu thuê tư vấn)

- Thực hiện đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng

- Xem chi tiết tại đây

3)   Chi phí khảo sát xây dựng

Tùy thuộc đặc điểm và yêu cầu thiết kế, có các loại chi phí sau đây:

- Chi phí khảo sát địa định

- Chi phí khảo sát địa chất

- Chi phí khảo sát hiện trạng công trình

- Chi phí khảo sát thủy, hải văn

- Chi phí khác liên quan đến khảo sát

+ Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát

+ Chi phí thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu cần thiết)CDPL

+ Chi phí thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (nếu cần thiết)CDPL

+ Chi phí thẩm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (nếu cần thiết)CDPL

+ Chi phí giám sát khảo sát xây dựng

4)   Chi phí thiết kế xây dựng

Xem chi tiết tại đây

5)   Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng

Xem chi tiết tại đây

6)   Chi phí thẩm tra dự toán xây dựng

Xem chi tiết tại đây

7)   Chi phí giám sát thi công xây dựng

Xem chi tiết tại đây

8)   Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

Xem chi tiết tại đây

9)   Chi phí lập, điều chỉnh định mức xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

10)    Chi phí thẩm tra định mức xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

11)    Chi phí lập giá xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

12)    Chi phí thẩm tra giá xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

13)    Chi phí lập chỉ số giá xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

14)    Chi phí thẩm tra chỉ số giá xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

15)    Chi phí thẩm tra an toàn giao thông (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

16)    Chi phí thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đâyCDPL

17)    Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có)

Xem chi tiết tại đâyCDPL

18)    Chi phí kiểm định chất lượng công trình (nếu có)

Xem chi tiết tại đâyCDPL

19)    Chi phí quan trắc và giám sát môi trường (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

20)    Chi phí lập dự toán gói thầu

Xem chi tiết tại đây

21)    Chi phí thẩm tra dự toán gói thầu (nếu cần thiết)

Xem chi tiết tại đây

22)    Chi phí lựa chọn nhà thầu

Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu thực hiện các công việc trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi công trình thì tùy thuộc quy mô và tính chất gói thầu, có các chi phí gồm

- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm CDPL

- Chi phí thẩm định kết quả mời quan tâm

- Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển CDPL

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển CDPL

- Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển

- Chi phí lập hồ sơ mời thầu CDPL

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu CDPL

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu

- Chi phí thẩm định hồ sơ yêu cầu CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ đề xuất CDPL

- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầuCDPL

2.1.4. Xác định chi phí khác (K)

Chi phí khác của công trình xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD Phụ lục II Mục 1.5, tùy thuộc đặc điểm và tính chất công trình, gồm:

1)   Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

2)   Chi phí đảm bảo an toàn giao thông (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

3)   Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

4)   Chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

5)   Chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

6)   Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng

- Thực hiện đối với công trình thuộc Nghị định 119/2015/NĐ-CP điều 4 khoản 1

- Chi phí bảo hiểm công trình xem chi tiết tại đây

7)   Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

8)   Chi phí quan trắc biến dạng công trình (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

9)   Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu

Xem chi tiết tại đây

10)    Chi phí chạy thử (nếu có)

Xem chi tiết tại đây

11)    Chi phí tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc (nếu chủ đầu tư tự tổ chức cuộc thi)

- Thực hiện đối với dự án có công trình thuộc Luật Kiến trúc điều 17 khoản 2

- Xem chi tiết tại đây

12)    Chi phí tổ chức lựa chọn phương án mỹ thuật (nếu chủ đầu tư tự tổ chức cuộc thi)

- Thực hiện đối với dự án có công trình tượng đài, tranh hoành tráng

- Xem chi tiết tại đây

13)    Chi phí thẩm định thiết kế, dự toán

Xem chi tiết tại đây

14)    Chi phí lựa chọn nhà thầu

Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp thực hiện các công việc trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi công trình thì tùy thuộc quy mô và tính chất gói thầu, có các chi phí gồm

- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm CDPL

- Chi phí thẩm định kết quả mời quan tâm

- Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển CDPL

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển CDPL

- Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển

- Chi phí lập hồ sơ mời thầu CDPL

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu CDPL

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu

- Chi phí thẩm định hồ sơ yêu cầu CDPL

- Chi phí đánh giá hồ sơ đề xuất CDPL

- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầuCDPL

15)    Chi phí đăng tải thông tin đấu thầu (đối với các gói thầu thuộc phạm vi công trình)

Xem chi tiết tại đây

16)    Các khoản khác (nếu có)

2.1.5. Xác định chi phí dự phòng (DP)

Chi phí dự phòng của công trình xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD Phụ lục II Mục 1.6, công thức tính DP = DPPS + DPTG, trong đó:

1)   Dự phòng phát sinh: DPPS = (XD + TB + QLDA + TV + K) x 5%

2)   Dự phòng trượt giá (chỉ tính với công trình có thời gian thực hiện > 1 năm) bằng tổng cộng chi phí dự phòng trượt giá các năm thực hiện

Chi phí dự phòng trượt giá từng năm xác định theo công thức DPTGt = (Vt - Lt) x [(Ibq ± N)t - 1], trong đó:

- Vt là vốn đầu tư công trình (trước dự phòng) năm thứ t

- Lt là lãi vay của vốn đầu tư năm thứ t

- Ibq là chỉ số giá xây dựng bình quân 3 năm gần nhất xác định theo công thức Ibq = (I1 + I2/I1 + I3/I2)/3

+ I1 là chỉ số giá trước thời điểm tính toán 1 năm

+ I2 là chỉ số giá trước thời điểm tính toán 2 năm

+ I3 là chỉ số giá trước thời điểm tính toán 3 năm

- N là mức độ biến động giá theo dự báo xu hướng

-  t là số thứ tự năm thực hiện

2.2. Bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Dự án:...........................................................................

Công trình:...............................................................

Đơn vị tính: ….

TT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

KÝ HIỆU

1

Chi phí xây dựng

 

 

 

XD

2

Chi phí thiết bị

 

 

 

TB

3

Chi phí quản lý dự án

 

 

 

QLDA

4

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

 

TV

4.1

Chi phí …………….

 

 

 

 

4.2

Chi phí …………….

 

 

 

 

4.3

Chi phí …………….

 

 

 

 

….

.................................

 

 

 

 

5

Chi phí khác

 

 

 

K

5.1

Chi phí  …………….

 

 

 

 

5.2

Chi phí  …………….

 

 

 

 

.................................

 

 

 

 

6

Chi phí dự phòng

 

 

 

DP

6.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh

 

 

 

 

6.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG (XD + TB + QLDA + TV + K + DP)

 

DT

3. Thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình

Đối với công trình thiết kế 1 bước, việc thẩm định, phê duyệt dự toán được thực hiện cùng với thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Đối với công trình thiết kế nhiều bước, việc thẩm định, phê duyệt dự toán thiết kế sau thiết kế cơ sở quy định như sau:

3.1. Thẩm định dự toán xây dựng công trình

Việc thẩm định dự toán xây dựng công trình thực hiện đồng thời với thẩm định thiết kế xây dựng (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 1)

3.1.1. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 3

- Chủ đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 4

3.1.2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công

- Trường hợp vốn nhà nước chiếm > 30% hoặc > 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư:

+ Đối với dự án nhóm B trở lên và dự án nhóm C có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng:

* Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 3

* Chủ đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 4

+ Đối với dự án nhóm C không có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng: Chủ đầu tư thẩm định các nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 4 điểm e

- Trường hợp vốn nhà nước ≤ 30% và ≤ 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư: Chủ đầu tư thẩm định các nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 4 điểm e

3.1.3. Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước

Chủ đầu tư quyết định nội dung thẩm định

3.2.4. Đối với dự án PPP

- Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư công:

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 3

+ Chủ đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 4

- Trường hợp dự án không sử dụng vốn đầu tư công: Chủ đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 5 điểm b

3.3. Phê duyệt dự toán xây dựng công trình

Chủ đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng công trình đồng thời với phê duyệt thiết kế theo Luật Xây dựng điều 82 khoản 8

4. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 15

- Các trường hợp điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Luật Xây dựng điều 135 khoản 4

- Nội dung dự toán điều chỉnh gồm phần dự toán không điều chỉnh và phần dự toán điều chỉnh (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 15 khoản 2)

- Việc thẩm định, phê duyệt dự toán điều chỉnh thực hiện như đối với việc thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 15 khoản 3)

- Trường hợp dự toán điều chỉnh không vượt dự toán đã phê duyệt thì thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 15 khoản 5 như sau:

+ Nếu không làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự quyết định điều chỉnh

+ Nếu làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự quyết định điều chỉnh, báo cáo kết quả điều chỉnh cho người quyết định đầu tư

- Trường hợp dự toán điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt thì thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 15 khoản 4 như sau:

+ Nếu không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt

+ Nếu vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư để tổ chức điều chỉnh tổng mức đầu tư trước khi điều chỉnh dự toán

-1