CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
Chi phí đầu tư xây dựng được
xác định và quản lý theo từng giai đoạn
đầu tư, tùy thuộc nguồn vốn và mục tiêu
đầu tư
Nội dung quản lý chi phí đầu tư
xây dựng gồm:
1. Chi phí chuẩn bị
đầu tư
Chi
phí chuẩn bị đầu tư gồm các chi phí cần
thiết để thực hiện toàn bộ các công việc
cho đến khi phê duyệt dự án, quyết định
đầu tư xây dựng
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
chủ đầu tư tự quyết định việc
quản lý chi phí chuẩn bị đầu tư, đảm
bảo nguyên tắc theo Luật Xây dựng điều
132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự án đầu tư PPP, chủ đầu
tư/đơn vị chuẩn bị dự án phải tổ
chức lập, thẩm định và phê duyệt dự
toán chuẩn bị đầu tư theo Nghị định
10/2021/NĐ-CP điều 10
2. Sơ bộ tổng
mức đầu tư
Sơ
bộ tổng mức đầu tư là chi phí đầu
tư xây dựng ước tính, được xác định
trong giai đoạn chủ trương đầu tư
xây dựng
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
chủ đầu tư tự quyết định quản
lý, đảm bảo nguyên tắc theo
Luật
Xây dựng điều 132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, sơ bộ tổng mức đầu
tư phải được quản lý theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 4
3. Tổng mức
đầu tư
Tổng
mức đầu tư xác định trong giai đoạn
quyết định đầu tư xây dựng, gồm
toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự
án
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
chủ đầu tư tự quyết định quản
lý, đảm bảo nguyên tắc theo
Luật
Xây dựng điều 132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, tổng mức đầu tư phải được quản lý theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 3
4. Dự toán xây dựng
Dự
toán xây dựng gồm: dự toán xây dựng công trình và dự
toán gói thầu xây dựng
4.1. Dự toán xây dựng công trình
Dự
toán xây dựng công trình xác định theo thiết kế bản
vẽ thi công đối với dự án thuộc Nghị
định 15/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 3,
xác định theo thiết kế sau thiết kế cơ
sở đối với các dự án khác
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
chủ đầu tư tự quyết định quản
lý, đảm bảo nguyên tắc theo Luật
Xây dựng điều 132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, dự toán xây dựng công trình phải
được quản lý theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 3
4.2. Dự toán gói thầu xây dựng
Dự
toán gói thầu xác định cho từng gói thầu để
làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước, dự
toán gói thầu do chủ đầu tư tự quyết
định, đảm bảo nguyên tắc theo Luật
Xây dựng điều 132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, dự toán gói thầu phải
được lập, thẩm định, phê duyệt trước
khi tổ chức lựa chọn nhà thầu
5. Định mức
xây dựng
Định
mức xây dựng gồm định
mức cơ sở, định mức dự toán và định
mức chi phí, là cơ sở để xác định giá
xây dựng và dự toán chi phí
Tùy
thuộc nguồn vốn, việc áp dụng hoặc tham khảo
hệ thống định mức xây dựng thực hiện
theo Luật Xây dựng điều 136 khoản
3
6. Giá xây dựng
công trình
Giá
xây dựng công trình gồm đơn giá xây dựng chi tiết
và giá xây dựng tổng hợp, là cơ sở để
xác định tổng mức đầu tư và dự
toán xây dựng
-
Đơn giá xây dựng chi tiết xác định cho công
tác xây dựng
-
Giá xây dựng tổng hợp xác định cho nhóm công tác
xây dựng/kết cấu/bộ phận công trình xây dựng
trên cơ sở tổng hợp từ các đơn giá xây dựng
chi tiết
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
chủ đầu tư tự quyết định giá xây dựng
đảm bảo nguyên tắc theo Luật
Xây dựng điều 132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, giá xây dựng xác định theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 24
và quản lý theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều
26
Suất
vốn đầu tư xây dựng là mức chi phí tính theo 1
đơn vị quy mô hoặc công suất hoặc năng lực
của công trình, là căn cứ để xác định
sơ bộ tổng mức đầu tư và tổng mức
đầu tư
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
chủ đầu tư tự quyết định suất
vốn đầu tư đảm bảo nguyên tắc theo Luật
Xây dựng điều 132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, suất vốn đầu tư xây
dựng xác định theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 25
và quản lý theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều
26
Chỉ
số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ
biến động của giá xây dựng theo thời gian,
là cơ sở để xác định và quản lý chi phí
đầu tư xây dựng.
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
chủ đầu tư tham khảo chỉ số giá xây dựng
để quản lý chi phí đảm bảo nguyên tắc theo Luật
Xây dựng điều 132
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, chỉ số giá xây dựng được
quản lý theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều
27
9.
Thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng
Việc
thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng
theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết
Đối với dự án không sử dụng
vốn nhà nước, việc thanh toán hợp đồng thực
hiện theo Luật Xây dựng
điều 144, việc
quyết toán và thanh lý hợp đồng thực hiện
theo Luật
Xây dựng điều 147
Đối
với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP, việc thanh toán hợp đồng thực
hiện theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP điều
19, việc quyết toán hợp đồng thực
hiện theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP điều
22, việc thanh lý hợp đồng thực
hiện theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP điều
23
10. Thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư xây dựng
Đối
với dự án không sử dụng vốn nhà nước,
việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
xây dựng thực hiện theo Luật
Xây dựng điều 137
Đối
với dự án có sử dụng vốn nhà nước và dự
án đầu tư PPP:
- Việc
thanh toán vốn đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 34 (Xem nội
dung chi tiết)
- Việc
quyết toán vốn đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 35 (Xem nội
dung chi tiết)