Chuyên mục:

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án, xác định trong giai đoạn quyết định đầu tư xây dựng

Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư tự quyết định quản lý tổng mức đầu tư, đảm bảo nguyên tắc theo Luật Xây dựng điều 132

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự án đầu tư PPP, tổng mức đầu tư được quản lý như sau:  

1. Nội dung tổng mức đầu tư

- Trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu khả thi thì nội dung tổng mức đầu tư theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 2 bao gồm:

+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có)

+ Chi phí xây dựng

+ Chi phí thiết bị

+ Chi phí quản lý dự án

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

+ Chi phí khác

+ Chi phí dự phòng

- Trường hợp lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật thì nội dung tổng mức đầu tư theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 3 bao gồm:

+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có)

+ Dự toán xây dựng công trình (nếu dự án có nhiều công trình thì xác định dự toán cho từng công trình hoặc xác định tổng dự toán các công trình theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 11 khoản 3)

+ Các chi phí tính chung cho dự án

2. Xác định tổng mức đầu tư

- Trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu khả thi thì tổng mức đầu tư được xác định theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 6 (xem chi tiết tại đây)

- Trường hợp lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật thì tổng mức đầu tư được xác định theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 3 (xem chi tiết tại đây)

3. Thẩm định tổng mức đầu tư

Thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng là một nội dung của thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 7 khoản 1)

3.1. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công

- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định dự án quan trọng quốc gia (theo Nghị định 29/2021/NĐ-CP điều 4 khoản 1)

- Đối với các dự án nhóm A trở xuống:

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 7 khoản 2

+ Người quyết định đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 7 khoản 3

3.2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công

- Trường hợp vốn nhà nước chiếm > 30% hoặc > 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư:

+ Đối với dự án nhóm B trở lên hoặc dự án nhóm C có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng:

* Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 7 khoản 2

* Người quyết định đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 7 khoản 3

+ Đối với dự án nhóm C không có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng: Người quyết định đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 7 khoản 4

- Trường hợp vốn nhà nước chiếm ≤ 30% và ≤ 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư: Người quyết định đầu tư thẩm định nội dung theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 7 khoản 4

3.3. Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước

Người quyết định đầu tư quyết định nội dung thẩm định

3.4. Đối với dự án PPP

- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (theo Luật Đầu tư PPP điều 6 khoản 1 điểm a)

- Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định dự án do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư (theo Luật Đầu tư PPP điều 6 khoản 1 điểm b)

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các dự án do các cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư (theo Luật Xây dựng điều 58 khoản 2 điểm g)

4. Phê duyệt tổng mức đầu tư

Phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng là một nội dung của quyết định đầu tư xây dựng (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 8 khoản 1)

Người quyết định đầu tư phê duyệt tổng mức đầu tư

5. Điều chỉnh tổng mức đầu tư

Việc điều chỉnh ttổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 9

- Các trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư theo Luật Xây dựng điều 61 khoản 1

- Nội dung thực hiện: theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 9 khoản 2

-1