Chuyên mục:

CHI PHÍ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM

(theo Luật Đấu thầu)

Thẩm định hồ sơ mời quan tâm (HSMQT) là công việc thực hiện đối với trường hợp lựa chọn nhà thầu tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi có lựa chọn danh sách ngắn

Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư tự quyết định chi phí thẩm định HSMQT đảm bảo nguyên tắc theo Luật Xây dựng điều 132

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, chi phí thẩm định HSMQT xác định như sau:

1. Xác định chi phí thẩm định HSMQT trong dự toán chuẩn bị đầu tư

Nếu có gói thầu tư vấn cần thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì khi lập dự toán chuẩn bị đầu tư, chi phí thẩm định HSMQT xác định như sau:

a)   Trường hợp đơn vị chuẩn bị dự án trực tiếp thẩm định HSMQT thì chi phí thẩm định HSMQT xác định theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 9 khoản 2 điểm b như sau: C = G x 0,03%, trong đó

- G là giá gói thầu tư vấn cần thẩm định HSMQT

- C không < 1 triệu đồng và không > 30 triệu đồng

b)   Trường hợp thuê tư vấn thẩm định HSMQT thì chi phí thẩm định HSMQT ước tính bằng 60% chi phí lập HSMQT theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Phần II Chương II Mục 7.5 như sau: C = (G x N x 45%) x 30% x 60% x K trong đó

- G là giá gói thầu tư vấn cần thẩm định HSMQT

- N là định mức tỷ lệ (%) xác định theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Bảng 2.18

- K là hệ số điều chỉnh nếu phải lập báo cáo thẩm định HSMQT bằng tiếng nước ngoài, K = 1,15 (theo Thông tư 12/2021/TT-BXD Phụ lục VIII Phần II Chương II Mục 1.3)

2. Xác định chi phí thẩm định HSMQT trong trong tổng mức đầu tư

Khi lập tổng mức đầu tư, chi phí thẩm định HSMQT xác định như sau:

2.1. Đối với gói thầu tư vấn thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư

a) Trường hợp đơn vị chuẩn bị dự án trực tiếp thẩm định HSMQT thì chi phí thẩm định HSMQT xác định theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 9 khoản 2 điểm b như sau: C = G x 0,03%, trong đó

- G là giá gói thầu tư vấn cần thẩm định HSMQT

- C không < 1 triệu đồng và không > 30 triệu đồng

b) Trường hợp thuê tư vấn thẩm định HSMQT thì chi phí thẩm định HSMQT xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD điều 13 khoản 1 điểm c như sau:

- Theo giá trị hợp đồng tư vấn thẩm định HSMQT đã ký kết, hoặc

- Theo giá trị dự toán gói thầu tư vấn thẩm định HSMQT được phê duyệt

2.2. Đối với gói thầu tư vấn sẽ thực hiện sau khi phê duyệt dự án

Chi phí thẩm định HSMQT xác định như cách xác định trong dự toán chuẩn bị đầu tư (mục 1)

3. Xác định giá trị dự toán gói thầu tư vấn thẩm định HSMQT

Dự toán gói thầu tư vấn thẩm định HSMQT được xác định theo Thông tư 11/2021/TT-BXD điều 6 khoản 4

Phương pháp xác định dự toán theo Thông tư 11/2021/TT-BXD Phụ lục VI  như sau:

Công thức tính C = CG + QL + K + TL + T + DP trong đó:

1)   CG là chi phí chuyên gia tính theo công thức CG = Scg x Tcg x Lcg

- Scg là số lượng chuyên gia cần thiết, tùy thuộc nội dung và khối lượng công việc để dự tính như sau:

+ Chuyên gia nhóm I (chủ trì công việc): 01 người

+ Chuyên gia nhóm II (chủ trì thẩm định pháp lý và kỹ thuật): 02 người

+ Chuyên gia nhóm III (cán bộ chuyên môn): 02 người

- Tcg là thời gian làm việc, dự tính khoảng 2-3 ngày

- Lcg là tiền lương chuyên gia:

+ Đối với chuyên gia nước ngoài: tính theo thông lệ quốc tế

+ Đối với chuyên gia trong nước: nhóm I là 1.500.000VNĐ/ngày, nhóm II là 1.150.000VNĐ/ngày, nhóm III là 770.000VNĐ/ngày

2)   QL là chi phí quản lý:

- Đối với tư vấn trong nước thì tính theo định mức tỷ lệ (%) như sau:

+ Nếu CG < 1 tỷ đồng thì QL = 55% x CG

+ Nếu CG từ 1 ÷ < 5 tỷ đồng thì QL = 50% x CG

+ Nếu CG từ ≥ 5 tỷ đồng thì QL = 45% x CG

- Đối với tư vấn nước ngoài thì tính theo thông lệ quốc tế

3)   K là chi phí khác (đi lại, lưu trú, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, khấu hao thiết bị, công nghệ thông tin, hội nghị hội thảo,…)

4)   TL là thu nhập chịu thuế tính trước, TL = 6% x (CG + QL)

5)   T là thuế VAT

- Đối với tư vấn trong nước thì tính bằng 10% x (CG + QL + K + TL)

- Đối với tư vấn nước ngoài thì tính theo chế độ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

6)   DP là chi phí dự phòng, tính bằng 5% x (CG + QL + K + TL + T)

-1