Chuyên mục:

QUY TRÌNH THỦ TỤC GIAI ĐOẠN LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG CHÌA KHÓA TROA TAY (TURNKEY)

Giai đoạn lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật là giai đoạn quyết định đầu tư xây dựng, thực hiện đối với các dự án thuộc trường hợp theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 3  

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay (Turnkey) thì quy trình thủ tục thực gồm các bước như sau:

Bước 1. Chủ đầu tư thực hiện các công việc sau đây

1)   Đăng ký cấp mã số dự án đầu tư (nếu dự án thanh toán vốn qua Kho bạc nhà nước)

- Nội dung thực hiện theo Thông tư 185/2015/TT-BTC

- Trình tự thực hiện xem chi tiết tại đây

2)   Xin chấp thuận độ cao công trình (nếu dự án có công trình thuộc Nghị định 32/2016/NĐ-CP điều 9)

- Nội dung thực hiện theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP điều 10,11

- Trình tự thực hiện xem chi tiết tại đây

Bước 2. Lập, thẩm định, phê duyệt, đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1)   Lập và trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

- Chủ đầu tư căn cứ vào quyết định chủ trương đầu tư, dự toán chuẩn bị đầu tư được duyệt và nội dung công việc cần thực hiện ở giai đoạn quyết định đầu tư xây dựng để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm:

+ Gói thầu Turnkey:

+ Các gói thầu tư vấn:

* Tư vấn thẩm tra Báo cáo kinh tế kỹ thuật

* Tư vấn thẩm tra nhiệm vụ khảo sát (nếu cần)

* Tư vấn thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát (nếu cần)

* Tư vấn thẩm tra báo cáo kết quả khảo sát (nếu cần)

* Tư vấn giám sát khảo sát

* Tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế

* Tư vấn thẩm tra thiết kế công nghệ (nếu có)

* Tư vấn áp dụng mô hình thông tin công trình BIM (nếu có)

* Tư vấn lập dự toán các gói thầu

* Tư vấn đấu thầu (nếu có)

* Tư vấn quản lý dự án (nếu có)

- Chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

2)   Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

- Người quyết định đầu tư giao cơ quan chức năng tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Cơ quan thẩm định thực hiện trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ trình hợp lệ (theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT điều 6 khoản 7) như sau:

+ Kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét về các nội dung theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT điều 6 khoản 3

+ Lập Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

3)   Phê duyệt và đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

- Người quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định (theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT điều 7 khoản 3)

- Chủ đầu tư đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong vòng 7 ngày kể từ ngày phê duyệt

Bước 3. Lập và phê duyệt dự toán các gói thầu

1)   Lựa chọn đơn vị lập dự toán các gói thầu: chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

2)   Lập dự toán các gói thầu: đơn vị lập dự toán các gói thầu thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 17, trình chủ đầu tư

3)   Thẩm định và phê duyệt dự toán các gói thầu: chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 18

Bước 4. Lập nhiệm vụ thiết kế

1)   Lựa chọn đơn vị lập nhiệm vụ thiết kế: chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

2)   Lập nhiệm vụ thiết kế: đơn vị lập nhiệm vụ thiết kế thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 32, trình chủ đầu tư (xem mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng)

Bước 5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu Turnkey

Chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà thầu hỗn hợp

Bước 6. Thực hiện các công việc

1)   Tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc (nếu có công trình thuộc Luật Kiến trúc điều 17 khoản 2) theo trình tự như sau:

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư thực hiện các công việc chuẩn bị theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP điều 18 bao gồm:

+ Thu thập tài liệu về kiến trúc, quy hoạch liên quan đến khu đất 

+ Lập hồ sơ trình người quyết định đầu tư phê duyệt:

* Kế hoạch và kinh phí tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc

* Quy chế thi tuyển phương án kiến trúc

* Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc

- Người quyết định đầu tư thành lập Hội đồng thi tuyển (theo Luật Kiến trúc điều 17 khoản 4)

+ Thành phần Hội đồng theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP điều 19 khoản 2

+ Xem mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư phát hành thông báo tổ chức cuộc thi:

+ Trường hợp thi tuyển rộng rãi thì thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (xem mẫu Thông báo tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc)

+ Trường hợp thi tuyển hạn chế thì gửi thư mời tư vấn thiết kế có đủ năng lực (xem mẫu Thư mời tham gia thi tuyển phương án kiến trúc)

- Các đơn vị dự thi chuẩn bị hồ sơ theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP điều 18 khoản 4 và nộp theo quy định

- Hội đồng thi tuyển tổ chức thực hiện theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP điều 19, tiến hành đánh giá và xếp hạng các phương án dự thi theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP điều 20

- Căn cứ kết quả đánh giá và xếp hạng các phương án dự thi, nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư công bố kết quả, trao giải thưởng và gửi kết quả cuộc thi đến cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh

2)   Lựa chọn phương án mỹ thuật (nếu có công trình tượng đài, tranh hoành tráng) theo trình tự như sau:

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập Đề án tổ chức và thể lệ cuộc thi, trình người quyết định đầu tư phê duyệt:

+ Nội dung đề án tổ chức và thể lệ cuộc thi theo Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL điều 6 khoản 3 

+ Xem mẫu Đề án, thể lệ cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng

- Thành lập Hội đồng nghệ thuật (theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP điều 23 khoản 1):

+ Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư dự kiến thành viên Hội đồng nghệ thuật, trình người quyết định đầu tư

+ Người quyết định đầu tư gửi văn bản xin ý kiến Bộ VHTT&DL về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật

+ Bộ VHTT&DL có văn bản trả lời trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản

+ Căn cứ ý kiến của Bộ VHTT&DL, người quyết định đầu tư ban hành quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật

- Thông báo tổ chức cuộc thi (theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP điều 11):

+ Chậm nhất là 30 ngày trước khi tổ chức cuộc thi, Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư gửi văn bản Thông báo tổ chức cuộc thi kèm theo Đề án tổ chức và thể lệ cuộc thi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL điều 6 khoản 1

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản

- Sáng tác và xét chọn mẫu phác thảo (theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP điều 24 khoản 2):

+ Căn cứ thông báo tổ chức cuộc thi và đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi, các tác giả tiến hành sáng tác và nộp mẫu phác thảo bước 1

+ Hội đồng nghệ thuật tổ chức đánh giá và xét chọn các mẫu phác thảo bước 1

+ Tác giả có mẫu phác thảo bước 1 được chọn tiến hành sáng tác và nộp mẫu phác thảo bước 2

+ Hội đồng nghệ thuật tổ chức đánh giá và xét chọn mẫu phác thảo bước 2

+ Căn cứ mẫu phác thảo bước 2 được Hội đồng nghệ thuật lựa chọn, Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư phê duyệt

+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, người quyết định đầu tư ban hành quyết định phê duyệt mẫu phác thảo bước 2

- Công bố kết quả cuộc thi :

+ Căn cứ quyết định phê duyệt mẫu phác thảo bước 2, Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư tiến hành công bố kết quả, thanh toán chi phí hỗ trợ sáng tác mẫu phác thảo và trao giải thưởng (nếu có)

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt mẫu phác thảo bước 2, Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư gửi văn bản báo cáo kết quả cuộc thi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL điều 7 khoản 1

 

Bước 7. Thực hiện các công việc

1)   Xin chấp thuận vị trí và phương án tuyến (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến): Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

2)   Khảo sát xây dựng (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 25):

- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát:

+ Nhà thầu Turnkey tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát, trình chủ đầu tư:

* Nội dung nhiệm vụ khảo sát theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 26 khoản 4

* Xem mẫu Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

+ Chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát (theo Luật Xây dựng điều 76 khoản 1 điểm c):

* Trường hợp cần thẩm tra nhiệm vụ khảo sát trước khi phê duyệt thì chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

* Xem mẫu Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát

- Lựa chọn đơn vị giám sát khảo sát: chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát:

+ Nhà thầu Turnkey tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát, trình chủ đầu tư:

* Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 27 khoản 2

* Xem mẫu Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

+ Chủ đầu tư phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 27 khoản 3):

* Trường hợp cần thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát trước khi phê duyệt thì chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

* Xem mẫu Quyết định phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát

- Tổ chức thực hiện công tác khảo sát theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 28

- Báo cáo kết quả khảo sát:

+ Nhà thầu Turnkey lập Báo cáo kết quả khảo sát theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 29, trình chủ đầu tư (xem mẫu Báo cáo kết quả khảo sát)

+ Chủ đầu tư phê duyệt Báo cáo kết quả khảo sát theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 30 khoản 1:

* Trường hợp cần thẩm tra Báo cáo kết quả khảo sát trước khi phê duyệt thì chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

* Xem mẫu Quyết định phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát

3)   Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung thực hiện tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng mà không thuộc các trường hợp theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 10 khoản 5 và Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 14 khoản 4) theo trình tự như sau:

- Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và khu chế xuất thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch):

+ Nhà thầu Turnkey tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch theo Thông tư 12/2016/TT-BXD điều 17

ü  Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 01 tháng (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 17 khoản 3)

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch theo Thông tư 12/2016/TT-BXD điều 9

ü  Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 01 tháng (theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 2 khoản 3)

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn:

ü  Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch theo Thông tư 02/2017/TT-BXD điều 13

ü  Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 01 tháng (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 17 khoản 3)

+ Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư tổ chức lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Tổ chức lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 16 khoản 1

ü  Tổ chức tiếp thu ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 5

ü  Thời gian lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 4

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Tổ chức lấy ý kiến theo Luật Quy hoạch đô thị điều 20 khoản 1

ü  Tổ chức tiếp thu ý kiến theo Luật Quy hoạch đô thị điều 20 khoản 4

ü  Thời gian lấy ý kiến theo Luật Quy hoạch đô thị điều 21 khoản 4

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn:

ü  Tổ chức lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 16 khoản 1

ü  Tổ chức tiếp thu ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 5

ü  Thời gian lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 4

+ Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 1

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị: hồ sơ trình theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 33 khoản 1

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 1

+ Cơ quan thẩm định thực hiện:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng: thực hiện trong vòng 15 ngày (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 2)

ü  Thẩm định các nội dung theo Luật Xây dựng điều 33 khoản 4

ü  Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 3

ü  Gửi kết quả thẩm định cho chủ đầu tư theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 4

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị: thực hiện vòng 20 ngày (theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 32 khoản 2)

ü  Thẩm định các nội dung theo Luật Quy hoạch đô thị điều 43 khoản 1

ü  Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 31 khoản 2

ü  Gửi kết quả thẩm định cho chủ đầu tư

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn: thực hiện trong vòng 15 ngày (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 3)

ü  Thẩm định các nội dung theo Luật Xây dựng điều 33 khoản 4

ü  Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 3

ü  Gửi kết quả thẩm định cho chủ đầu tư theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 4

+ Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 1

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị: hồ sơ trình theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 33 khoản 1

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 1

+ Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  UBND cấp huyện phê duyệt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 2)

ü  Nội dung phê duyệt theo Luật Xây dựng điều 34 khoản 5 (xem mẫu Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch)

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị:

ü  Cơ quan thẩm quyền theo Luật Quy hoạch đô thị điều 44 phê duyệt trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 32 khoản 2)

ü  Nội dung phê duyệt theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 34 khoản 1 điểm c (xem mẫu Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch)

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn:

ü  UBND cấp huyện phê duyệt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 3)

ü  Nội dung phê duyệt theo Thông tư 02/2017/TT-BXD điều 16 (xem mẫu Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch)

- Lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch:

+ Nhà thầu Turnkey tổ chức lập đồ án quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Hồ sơ đồ án quy hoạch theo Thông tư 12/2016/TT-BXD điều 18

ü  Thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 06 tháng (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 14 khoản 2)

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Hồ sơ đồ án quy hoạch theo Thông tư 12/2016/TT-BXD điều 10

ü  Thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 06 tháng (theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 2 khoản 3)

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn:

ü  Hồ sơ đồ án quy hoạch theo Thông tư 02/2017/TT-BXD điều 15

ü  Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 04 tháng (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 19 khoản 2)

+ Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư tổ chức lấy ý kiến về đồ án quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Tổ chức lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 16 khoản 1

ü  Tổ chức tiếp thu ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 5

ü  Thời gian lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 4

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  Tổ chức lấy ý kiến theo Luật Quy hoạch đô thị điều 20 khoản 1

ü  Tổ chức tiếp thu ý kiến theo Luật Quy hoạch đô thị điều 20 khoản 4

ü  Thời gian lấy ý kiến theo Luật Quy hoạch đô thị điều 21 khoản 4

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn:

ü  Tổ chức lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 16 khoản 1

ü  Tổ chức tiếp thu ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 5

ü  Thời gian lấy ý kiến theo Luật Xây dựng điều 17 khoản 4

+ Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ trình thẩm định đồ án quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 2

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị: hồ sơ trình theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 33 khoản 2

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 2

+ Cơ quan thẩm định thực hiện:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng: thực hiện trong vòng 25 ngày (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 2)

ü  Thẩm định các nội dung theo Luật Xây dựng điều 33 khoản 5

ü  Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 3

ü  Gửi kết quả thẩm định cho chủ đầu tư theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 4

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị: thực hiện vòng 25 ngày (theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 32 khoản 2)

ü  Thẩm định các nội dung theo Luật Quy hoạch đô thị điều 43 khoản 2

ü  Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 31 khoản 2

ü  Gửi kết quả thẩm định cho chủ đầu tư

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn: thực hiện trong vòng 25 ngày (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 3)

ü  Thẩm định các nội dung theo Luật Xây dựng điều 33 khoản 4

ü  Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 3

ü  Gửi kết quả thẩm định cho chủ đầu tư theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 25 khoản 4

+ Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ trình phê duyệt đồ án quy hoạch như sau:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 2

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị: hồ sơ trình theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 33 khoản 2

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn: hồ sơ trình theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 2

+ Phê duyệt đồ án quy hoạch:

* Đối với dự án thuộc khu chức năng:

ü  UBND cấp huyện phê duyệt trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 2); Nội dung phê duyệt theo Luật Xây dựng điều 34 khoản 5 (xem mẫu Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch)

ü  Cơ quan thẩm định đóng dấu xác nhận vào hồ sơ đồ án quy hoạch được duyệt (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 3)

* Đối với dự án thuộc khu vực đô thị:

ü  Cơ quan thẩm quyền theo Luật Quy hoạch đô thị điều 44 phê duyệt trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 32 khoản 2); Nội dung phê duyệt theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 34 khoản 1 điểm c (xem mẫu Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch)

ü  Cơ quan thẩm định đóng dấu xác nhận vào Bản vẽ và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt (theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP điều 34 khoản 2)

* Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn:

ü  UBND cấp huyện phê duyệt trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 26 khoản 3); Nội dung phê duy`ệt theo Luật Xây dựng điều 34 khoản 5 (xem mẫu Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch)

ü  Cơ quan thẩm định đóng dấu xác nhận vào hồ sơ đồ án quy hoạch được duyệt (theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP điều 27 khoản 3)

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức công bố đồ án quy hoạch:

+ Đối với dự án thuộc khu chức năng:

* UBND các cấp tổ chức công bố đồ án quy hoạch thuộc địa giới hành chính do mình quản lý (theo Luật Xây dựng điều 41 khoản 3)

* Hình thức công bố theo Luật Xây dựng điều 42

+ Đối với dự án thuộc khu vực đô thị:

* UBND các cấp tổ chức công bố đồ án quy hoạch thuộc địa giới hành chính do mình quản lý (theo Luật Quy hoạch đô thị điều 54)

* Nội dung, hình thức và thời gian công bố theo Luật Quy hoạch đô thị điều 53

+ Đối với dự án thuộc khu vực nông thôn:

* UBND các cấp tổ chức công bố đồ án quy hoạch thuộc địa giới hành chính do mình quản lý (theo Luật Xây dựng điều 41 khoản 3)

* Hình thức công bố theo Luật Xây dựng điều 42

* Nội dung công bố theo Thông tư 02/2017/TT-BXD điều 20 khoản 2

- Tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng:

+ Trường hợp dự án không có mục đích kinh doanh thì cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước

+ Trường hợp dự án có mục đích kinh doanh thì thưẹc hiện như sau:

* Nhà thầu Turnkey tổ chức lập hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới theo Thông tư 10/2016/TT-BXD điều 14, trình chủ đầu tư phê duyệt (theo Thông tư 10/2016/TT-BXD điều 9 khoản 6)

* Nhà thầu Turnkey tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới theo Thông tư 10/2016/TT-BXD điều 15, trình chủ đầu tư phê duyệt (theo Thông tư 10/2016/TT-BXD điều 9 khoản 6)

* Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp xã tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa theo Thông tư 10/2016/TT-BXD điều 18, tổ chức nghiệm thu và bàn giao mốc giới theo Thông tư 10/2016/TT-BXD điều 19

4)   Xin chấp thuận địa điểm xây dựng của cảnh sát PCCC:

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ xin chấp thuận địa điểm xây dựng theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 4 điểm b

- Nhà thầu Turnkey nộp hồ sơ cho cơ quan cảnh sát PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 6

- Cơ quan cảnh sát PCCC xem xét giải quyết:

+ Cấp văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 11 điểm b

+ Thời hạn giải quyết là trong vòng 05 ngày làm việc (theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 10 điểm b)

5)   Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật theo trình tự như sau:

- Nhà thầu Turnkey lập BCKTKT theo Luật Xây dựng điều 55 gồm: Thuyết minh BCKTKT; Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có); Dự toán xây dựng

- Lưu ý:

+ Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị thì thuyết minh BCKTKT phải nêu rõ các nội dung theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 11 khoản 2

+ Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ hầm lò thì nội dung BCKTKT theo Thông tư 26/2016/TT-BCT Phụ lục 6

+ Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên thì nội dung BCKTKT theo Thông tư 26/2016/TT-BCT Phụ lục 5

+ Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì nội dung BCKTKT theo Nghị định 73/2019/NĐ-CP điều 22 khoản 1

+ Đối với dự án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì nội dung BCKTKT theo Nghị định 166/2018/NĐ-CP điều 16 khoản 2

+ Đối với dự án đầu tư công trình thủy thì nội dung BCKTKT theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 04-01:2010/BNNPTNT

Bước 8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu dự án thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 1); Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (nếu dự án thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 1)

1)   Trường hợp Báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Nhà thầu Turnkey tổ chức lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường điều 22 (xem mẫu Báo cáo đánh giá tác động môi trường)

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư tổ chức tham vấn trong quá trình đánh giá tác động môi trường:

+ Tham vấn UBND cấp xã và các tổ chức theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 5

+ Tham vấn cộng đồng dân cư theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 6

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ trình thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 14 khoản 8

- Cơ quan có thẩm quyền theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 14 khoản 3 thực hiện:

+ Tổ chức thẩm định theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 14 khoản 4

+ Thời hạn theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 14 khoản 9

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 14 khoản 10

- Cơ quan thẩm quyền thực hiện theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 14 khoản 11 như sau:

+ Nếu đủ điều kiện thì phê duyệt trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

+ Nếu không đủ điều kiện phê duyệt thì gửi văn bản cho chủ đầu tư nêu rõ lý do vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ

2)   Trường hợp Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư thực hiện:

+ Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 3 (xem mẫu Kế hoạch bảo vệ môi trường)

+ Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 19

- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký

Bước 9. Thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật (nếu dự án có kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào)

- Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư thực hiện

- Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

Bước 10. Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu dự án thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục V)

1)   Nhà thầu Turnkey thực hiện:

- Tổ chức lập Hồ sơ thiết kế PCCC bao gồm bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 11

- Chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan cảnh sát PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 4 điểm d

- Nộp hồ sơ cho cơ quan cảnh sát PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 12

2)   Cơ quan cảnh sát PCCC thực hiện:

- Tiếp nhận hồ sơ theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 7

- Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 8

- Giải quyết theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 11 điểm d

- Thời hạn thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 10 điểm d

Bước 11. Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật

1)   Nhà thầu Turnkey phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ trình thẩm định theo Luật Xây dựng điều 56 khoản 4 gồm:

Tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Các tài liệu theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 12 khoản 5 gồm:

+ Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình

+ Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc kèm theo phương án được lựa chọn (nếu dự án có công trình thuộc Luật Kiến trúc điều 17 khoản 2)

+ Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt (nếu dự án thuộc đối tượng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng)

+ Quyết định phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành (đối với dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành)

+ Văn bản chấp thuận/thỏa thuận phương án tuyến, vị trí công trình (đối với công trình xây dựng theo tuyến)

+ Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng (đối với dự án không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng)

+ Văn bản thẩm duyệt thiết kế PCCC (nếu dự án thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục V)

+ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu dự án thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 1)

+ Văn bản xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (nếu dự án thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 1)

+ Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án (nếu dự án có kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào)

+ Văn bản chấp thuận độ cao công trình (nếu dự án có công trình thuộc Nghị định 32/2016/NĐ-CP điều 9)

+ Kết quả thẩm định đối với dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo Nghị định 166/2018/NĐ-CP điều 21)

- Các văn bản pháp lý liên quan khác (nếu có)

2)   Người quyết định đầu tư giao tổ chức/cá nhân trực thuộc thẩm định

3)   quan thẩm định tiến hành thực hiện:

- Thẩm định các nội dung theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 12 khoản 6

- Trường hợp cần thẩm tra Báo cáo kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở thẩm định:

+ Cơ quan thẩm định yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thẩm tra

+ Chủ đầu tư căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt để lựa chọn đơn vị thẩm tra theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

+ Chủ đầu tư gửi Báo cáo kết quả thẩm tra của đơn vị thẩm tra cho cơ quan thẩm định

- Đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án ảnh hưởng xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ thì tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến thẩm định về công nghệ theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 17 khoản 2

- Thông báo kết quả thẩm định cho chủ đầu tư để hoàn chỉnh hồ sơ trình phê duyệt

Bước 12. Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật

1)   quan thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 18 khoản 1)

2)   Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, cơ quản chủ quản đầu tư gửi quyết định phê duyệt cho các cơ quan liên quan theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP điều 21 khoản 3

-1