Chuyên mục:

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU HẠN CHẾ GÓI THẦU XÂY LẮP QUY MÔ NHỎ

(ĐẤU THẦU TRỰC TIẾP)

Gói thầu xây lắp quy mô nhỏ có giá trị ≤ 20 tỷ đồng, phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ (theo Luật Đấu thầu điều 28 khoản 1 điểm a)

Chỉ được tổ chức đấu thầu quốc tế nếu đáp ứng điều kiện theo Luật Đấu thầu điều 15 khoản 1

Quy trình đấu thầu thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 11 như sau:

1. Lựa chọn đơn vị lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu

Nếu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt có gói thầu Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện, nếu không thì chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện

- Trường hợp thuê tư vấn thực hiện thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn theo hình thức chỉ định thầu rút gọn (gói thầu ≤ 500 triệu đồng)

- Trường hợp chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện thì cá nhân được giao trực tiếp lập hồ sơ phải đảm bảo điều kiện theo Luật Đấu thầu điều 16 khoản 2, cụ thể như sau:

+ Cá nhân thuộc Ban QLDA chuyên ngành/khu vực thì phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu (theo Công văn số 2683/BKHĐT-QLĐT mục 1)

+ Các trường hợp khác phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu (theo Công văn số 2683/BKHĐT-QLĐT mục 2)

2. Lập và trình duyệt hồ sơ mời thầu

- Hồ sơ mời thầu được lập theo Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT (xem Mẫu hồ sơ mời thầu)

- Sau khi lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt, hồ sơ trình theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 105 khoản 1 gồm:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt

+ Dự thảo hồ sơ mời thầu

+ Bản chụp các tài liệu:

* Quyết định phê duyệt dự án

* Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

* Tài liệu khác liên quan

3. Lựa chọn đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu

- Nếu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt có gói thầu Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện, nếu không thì chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện

+ Trường hợp thuê tư vấn thực hiện thì:

* Bên mời thầu tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định theo hình thức chỉ định thầu rút gọn (gói thầu ≤ 500 triệu đồng)

* Sau khi ký hợp đồng, đơn vị tư vấn thẩm định thành lập Tổ thẩm định

+ Trường hợp bên mời thầu trực tiếp thực hiện thì chủ đầu tư/bên mời thầu thành lập Tổ thẩm định

- Thành viên Tổ thẩm định phải đáp ứng các điều kiện theo Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT điều 4 như sau:

+ Nếu là cá nhân thuộc đơn vị tư vấn đấu thầu hoặc thuộc Ban QLDA chuyên ngành/khu vực thì phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu (theo Công văn số 2683/BKHĐT-QLĐT mục 1); các trường hợp khác không cần có chứng chỉ hành nghề đấu thầu nhưng phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu (theo Công văn số 2683/BKHĐT-QLĐT mục 2)

+ Thời gian công tác ≥ 3 năm (đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chỉ cần ≥ 1 năm)

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ (đối với đấu thầu quốc tế)

+ Không bị cấm hoạt động đấu thầu

+ Không tham gia lập hồ sơ mời thầu

+ Không có cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con r, anh chị em ruột đã tham gia lập hồ sơ mời thầu

4. Thẩm định hồ sơ mời thầu

- Trình tự thực hiện như sau:

+ Từng thành viên thẩm định lập Bản cam kết trước khi thực hiện thẩm định

+ Theo nhiệm vụ được phân công, các thành viên tiến hành thẩm định các nội dung theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 105 khoản 2 gồm:

* Kiểm tra các căn cứ để lập hồ sơ mời thầu

* Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu so với: Quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, gói thầu; Dự toán của gói thầu; Quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan (nếu có)

* Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu

* Các nội dung liên quan khác (nếu có)

+ Sau khi thẩm định xong, Tổ thẩm định (hoặc đơn vị tư vấn thẩm định) lập Báo cáo thẩm định trình chủ đầu tư

- Thời gian thẩm định: ≤ 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình (theo Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT điều 3)

5.  Phê duyệt hồ sơ mời thầu

- Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu (theo Luật Đấu thầu điều 74 khoản 1 điểm c)

+ Căn cứ phê duyệt gồm: Tờ trình của bên mời thầu, Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu

+ Mẫu Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu

- Thời gian phê duyệt: ≤ 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định (theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm i)

6.  Thông báo mời thầu

Bên mời thầu thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 1 như sau:

- Đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đầu thầu quốc gia:

+ Quy trình đăng tải theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 19

+ Khi đăng tải phải đính kèm Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu và Hồ sơ mời thầu được phê duyệt (theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 13 khoản 2)

- Thời gian đăng tải thông báo mời thầu: ≥ 03 ngày làm việc trước khi phát hành hồ sơ mời thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 8 khoản 1 điểm b)

- Chi phí đăng tải thông báo mời thầu là 330.000 đồng (theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 24 khoản 1)

7. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu

- Thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 2

- Xem Nội dung chi tiết

8. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu

- Nhà thầu Lập hồ sơ dự thầu và nộp trước thời điểm đóng thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 3 điểm a)

- Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 3 điểm b và d như sau:

+ Tiếp nhận tất cả các hồ sơ nộp trước khi đóng thầu kể cả hồ sơ của nhà thầu chưa mua hồ sơ mời thầu (trường hợp này khi nộp hồ sơ dự thầu thì nhà thầu trả cho bên mời thầu số tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu)

+ Lập Biên bản có xác nhận của nhà thầu nộp hồ sơ (nếu cần thiết)

+ Quản lý hồ sơ theo chế độ mật (như quy định trong hồ sơ mời thầu)

- Trường hợp cần sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp thì nhà thầu thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 3 điểm c như sau:

+ Gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu

+ Mẫu Văn bản đề nghị sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

9. Đóng thầu

Đến thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu thực hiện như sau:

10.1. Đóng thầu

- Lập Biên bản đóng thầu

- Trả lại nguyên trạng hồ sơ cho nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu

10.2. Xử lý tình huống (nếu có)

- Nếu chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì xử lý theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 117 khoản 4 như sau:

+ Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư quyết định xử lý (theo Luật Đấu thầu 2013 điều 86 khoản 2 điểm a)

+ Trong vòng 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu, chủ đầu tư quyết định xử lý theo 1 trong 2 phương án như sau:

* Phương án 1: Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu

ü  Chủ đầu tư ban hành Văn bản cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu

ü  Bên mời thầu sửa đổi nội dung thông báo mời thầu đã đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, cách thức thực hiện theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 15

* Phương án 2: Chủ đầu tư ban hành Văn bản cho phép mở thầu

- Nếu không có nhà thầu nào nộp hồ sơ dự thầu thì xử lý theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 117 khoản 15 như sau:       

+ Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư quyết định xử lý (theo Luật Đấu thầu 2013 điều 86 khoản 2 điểm a)

+ Trong vòng 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu, chủ đầu tư quyết định xử lý theo 1 trong 3 phương án như sau:

* Phương án 1: Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu

ü  Chủ đầu tư ban hành Văn bản cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu

ü  Bên mời thầu sửa đổi nội dung thông báo mời thầu đã đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, cách thức thực hiện theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 15

* Phương án 2: Hủy thầu

ü  Chủ đầu tư ban hành Quyết định hủy thầu

ü  Bên mời thầu đăng tải quyết định hủy thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, cách thức thực hiện theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 15

* Phương án 3: Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu, đồng thời sửa đổi hồ sơ mời thầu

ü  Chủ đầu tư ban hành Văn bản cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu

ü  Bên mời thầu sửa đổi nội dung thông báo mời thầu đã đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, cách thức thực hiện theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 15

ü  Đơn vị lập hồ sơ mời thầu tiến hành sửa đổi hồ sơ mời thầu, trình bên mời thầu

ü  Đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu lập báo cáo thẩm định các nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu

ü  Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu sửa đổi

ü  Bên mời thầu thực hiện:

·        Gửi Văn bản thông báo sửa đổi hồ sơ mời thầu (kèm theo quyết định sửa đổi) đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm m, đảm bảo thời gian trước khi đóng thầu ≥ 10 ngày (đối với đấu thầu trong nước) và ≥ 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế)

·        Bên mời thầu đăng tải nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu (kèm theo quyết định sửa đổi) trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, cách thức thực hiện theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 19

10. Mở thầu

Bên mời thầu thực hiện như sau:

- Tiến hành mở hồ sơ dự thầu trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm a)

- Mở từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm b:

+ Yêu cầu nhà thầu xác nhận có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ

+ Kiểm tra niêm phong

+ Mở và đọc rõ các thông tin:

* Tên nhà thầu

* Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ

* Đơn dự thầu

* Thời gian có hiệu lực của hồ sơ

* Thời gian thực hiện hợp đồng

* Giá trị và hiệu lực của bảo đảm dự thầu

* Các thông tin khác liên quan

- Ký xác nhận vào bản gốc các tài liệu của từng hồ sơ theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm d gồm:

+ Đơn dự thầu

+ Thư giảm giá (nếu có)

+ Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có)

+ Thỏa thuận liên danh (nếu có)

+ Bảo đảm dự thầu

+ Các nội dung đề xuất tài chính

+ Các nội dung quan trọng khác (nếu có)

 - Lập Biên bản mở thầu, cùng các nhà thầu tham dự lễ mở thầu ký xác nhận và gửi Biên bản cho các nhà thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm c)

11. Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu

- Nếu chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp đánh giá thì chủ đầu tư/bên mời thầu thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu, nếu thuê đơn vị tư vấn đánh giá thì đơ vị tư vấn thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu (xem Quyết định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu)

- Thành phần Tổ chuyên gia và yêu cầu đối với thành viên Tổ chuyên gia theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 116 như sau:

+ Thành phần Tổ chuyên gia gồm: chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật; chuyên gia về lĩnh vực tài chính, thương mại; chuyên gia về lĩnh vực hành chính, pháp lý; chuyên gia về lĩnh vực khác (nếu có)

+ Thành viên Tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau:

* Nếu là cá nhân thuộc đơn vị tư vấn đấu thầu hoặc thuộc Ban QLDA chuyên ngành/khu vực thì phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu (theo Công văn số 2683/BKHĐT-QLĐT mục 1); các trường hợp khác không cần có chứng chỉ hành nghề đấu thầu nhưng phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu (theo Công văn số 2683/BKHĐT-QLĐT mục 2)

* Thời gian công tác ≥ 3 năm

12. Lập Bản cam kết của thành viên tổ chuyên gia

- Từng thành viên tổ chuyên gia lập Bản cam kết trước khi tiến hành đánh giá (theo Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT điều 6 khoản 1)

- Nếu thấy cần thiết thì Tổ trưởng Tổ chuyên gia ban hành quy chế làm việc của Tổ chuyên gia (theo Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT điều 6 khoản 2)

13. Đánh giá hồ sơ dự thầu

- Tổ chuyên gia thực hiện đánh giá trong vòng 25 ngày (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 64 khoản 2 điểm d), trình tự thực hiện như sau

- Xem Nội dung chi tiết

14. Giải quyết kiến nghị của nhà thầu (nếu có)

Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về các vấn đề trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì trình tự thực hiện theo Luật Đấu thầu điều 92 khoản 1 như sau:

- Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư

- Khi nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, chủ đầu tư xem xét xử lý trong vòng 07 ngày làm việc như sau:

+ Kiểm tra các điều kiện giải quyết kiến nghị theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 118, gồm:

* Đơn kiến nghị phải là của nhà thầu tham dự thầu

* Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu

* Nội dung kiến nghị chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án

+ Căn cứ kết quả kiểm tra để thực hiện như sau:

* Nếu không đáp ứng 1 trong các điều kiện giải quyết kiến nghị thì gửi nhà thầu Văn bản thông báo không xem xét giải quyết (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 120 khoản 2)

* Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện giải quyết kiến nghị thì có Văn bản trả lời kiến nghị của nhà thầu

ü  Trường hợp kiến nghị của nhà thầu đúng thì văn bản gửi nhà thầu cần nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian khắc phục hậu quả (nếu có)

ü  Trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đúng thì văn bản gửi nhà thầu cần giải thích rõ lý do

- Nếu không nhận được văn bản trả lời của chủ đầu tư hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư thì nhà thầu thực hiện như sau:

+ Gửi văn bản kiến nghị đến người quyết định đầu tư

+ Thời hạn gửi văn bản là trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của chủ đầu tư (hoặc kể từ ngày hết hạn mà chủ đầu tư không trả lời)

- Sau khi nhận được văn bản của nhà thầu, trong vòng 05 ngày làm việc, người quyết định đầu tư có Văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu

15. Thương thảo hợp đồng

- Trình tự thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 19

- Xem Nội dung chi tiết

16. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

- Trình tự thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 20

- Xem Nội dung chi tiết

17. Giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có)

Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì trình tự thực hiện theo Luật Đấu thầu điều 92 khoản 2 như sau:

- Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư

- Khi nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, chủ đầu tư xem xét xử lý trong vòng 07 ngày làm việc như sau:

+ Kiểm tra các điều kiện giải quyết kiến nghị theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 118, gồm:

* Đơn kiến nghị phải là của nhà thầu tham dự thầu

* Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu

* Nội dung kiến nghị chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án

+ Căn cứ kết quả kiểm tra để thực hiện như sau:

* Nếu không đáp ứng 1 trong các điều kiện giải quyết kiến nghị thì gửi nhà thầu Văn bản thông báo không xem xét giải quyết (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 120 khoản 2)

* Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện giải quyết kiến nghị thì có Văn bản trả lời kiến nghị của nhà thầu

ü  Trường hợp kiến nghị của nhà thầu đúng thì văn bản gửi nhà thầu cần nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian khắc phục hậu quả (nếu có)

ü  Trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đúng thì văn bản gửi nhà thầu cần giải thích rõ lý do

- Nếu không nhận được văn bản trả lời của chủ đầu tư hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư thì nhà thầu thực hiện như sau:

+ Gửi văn bản kiến nghị trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của chủ đầu tư (hoặc kể từ ngày hết hạn mà chủ đầu tư không trả lời) đến người quyết định đầu tư và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (cơ cấu và chức năng của Hội đồng tư vấn theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 119)

+ Nộp chi phí giải quyết kiến nghị cho bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn

- Sau khi nhận được văn bản của nhà thầu, Hội đồng tư vấn xem xét xử lý trong vòng 20 ngày như sau:

+ Kiểm tra các điều kiện giải quyết kiến nghị theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 118, gồm:

* Đơn kiến nghị phải là của nhà thầu tham dự thầu

* Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu

* Nội dung kiến nghị chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án

* Nhà thầu đã nộp chi phí giải quyết kiến nghị

+ Căn cứ kết quả kiểm tra để thực hiện như sau:

* Nếu không đáp ứng 1 trong các điều kiện giải quyết kiến nghị thì gửi nhà thầu Văn bản thông báo không xem xét giải quyết (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 120 khoản 2)

* Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện giải quyết kiến nghị thì:

ü  Yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét giải quyết

ü  Có văn bản báo cáo người quyết định đầu tư về phương án và nội dung trả lời kiến nghị, hoặc đề nghị người có thẩm quyền xem xét có văn bản tạm dừng cuộc thầu gửi cho chủ đầu tư và nhà thầu

- Căn cứ báo cáo của Hội đồng tư vấn, người quyết định đầu tư ban hành văn bản giải quyết kiến nghị trong vóng 05 ngày làm việc như sau:

+ Trường hợp kiến nghị của nhà thầu đúng thì văn bản nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian khắc phục hậu quả (nếu có), yêu cầu các bên có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu số tiền giải quyết kiến nghị đã nộp

+ Trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đúng thì văn bản giải thích rõ lý do

18. Ký kết hợp đồng

- Căn cứ thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu trúng thầu tiến hành hoàn thiện, ký hợp đồng và gửi cho bên mời thầu

- Sau khi nhận được hợp đồng do nhà thầu trúng thầu đã hoàn thiện và ký, bên mời thầu kiểm tra trước khi trình chủ đầu tư ký kết hợp đồng như sau:

+ Kiểm tra các điều kiện ký kết hợp đồng theo Luật Đấu thầu điều 64 bao gồm:

* Tại thời điểm ký kết hợp đồng, hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải còn hiệu lực

* Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu:

ü  Trường hợp cần thiết thì chủ đầu tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu

ü  Nếu nhà thầu không đáp ứng điều kiện năng lực thì xử lý theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 117 khoản 13)

* Bảo đảm các điều kiện về vốn (tạm ứng, thanh toán), mặt bằng và các điều kiện khác để triển khai thực hiện theo đúng tiến độ

+ Trường hợp đủ điều kiện thì trình chủ đầu tư ký kết hợp đồng với nhà thầu (theo Luật Đấu thầu điều 65 khoản 1)

19. Lưu trữ hồ sơ lựa chọn nhà thầu

Chủ đầu tư thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 10 như sau:

- Trường hợp lựa chọn được nhà thầu:

+ Hồ sơ liên quan đến nhà thầu trúng thầu phải được lưu trữ

+ Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu đồng thời với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu (nếu nhà thầu không nhận lại hồ sơ thì hủy hồ sơ)

+ Các hồ sơ khác được lưu trữ tối thiểu 3 năm sau khi quyết toán hợp đồng

- Trường hợp hủy thầu: các hồ sơ liên quan được lưu trong 12 tháng kể từ ngày hủy thầu

-1