Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13 Điều 86 Khoản 2a
Điều 86. Xử lý tình
huống
Nội dung trên
1. Xử lý tình huống là việc giải quyết
trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa
được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp
luật về đấu thầu. Người quyết
định xử lý tình huống phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết
định của mình trên cơ sở bảo đảm
các nguyên tắc sau đây:
a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu
quả kinh tế;
b) Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm,
hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ
sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu,
hồ sơ đề xuất; kết quả lựa
chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng
đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư
được lựa chọn; tình hình thực tế
triển khai thực hiện gói thầu, dự án.
2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu
thầu:
a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực
hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết
định xử lý tình huống là chủ đầu
tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ
đầu tư quyết định xử lý tình huống
sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;
Nội dung dưới
b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua
sắm thường xuyên, mua sắm tập trung,
người quyết định xử lý tình huống là
bên mời thầu;
c) Đối với lựa chọn nhà đầu
tư, người quyết định xử lý tình
huống là người có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
------------------------------------------------------------------------
Xem: Toàn văn Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
ü Phạm vi và đối tượng áp dụng
ü Lược sử áp dụng
o
Từ 1/4/2006 đến 1/8/2009:
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
o
Từ 1/8/2009 đến 1/7/2014:
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được
sửa đổi bởi Luật số 38/2009/QH12
o
Từ 1/7/2014 đến nay:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13