ĐẤU THẦU
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
Các loại hình đấu thầu
liên quan đến hoạt động đầu tư xây
dựng gồm có lựa chọn nhà thầu, lựa chọn
nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng
đất, lựa chọn nhà đầu tư PPP và đấu
giá quyền sử dụng đất. Việc lựa chọn
nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện
dự án có sử dụng đất thực hiện theo
pháp luật về đấu thầu, việc lựa chọn
nhà đầu tư PPP thực hiện theo pháp luật về
đầu tư PPP, việc đấu giá quyền sử
dụng thực hiện theo pháp luật về đất
đai.
Những nguyên tắc cơ bản
và quy trình thủ tục thực hiện đối với
từng trường hợp như sau:
1. Lựa chọn nhà
thầu xây dựng
1.1. Trường
hợp thuộc đối tượng áp dụng Luật
Đấu thầu
- Chủ đầu tư/bên mời thầu thực
hiện theo trình tự sau:
1)
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao
gồm:
+ Lập, thẩm định và phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu
+ Bố
trí vốn thực hiện gói thầu
+ Lập và phê duyệt dự toán gói thầu
2)
Tổ chức lựa chọn nhà thầu (xem Các quy trình lựa chọn nhà thầu)
- Nhà thầu
chỉ được tham dự thầu nếu:
1)
Có tư cách hợp lệ theo Luật Đấu thầu điều 5
2)
Bảo đảm cạnh tranh theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều
2
1.2. Trường hợp không thuộc đối
tượng áp dụng Luật Đấu thầu
- Chủ đầu tư/bên mời thầu tự
quyết định cách thức lựa chọn nhà thầu
nhưng phải đảm bảo nhà thầu có đủ năng lực hành vi dân sự (theo Bộ
luật Dân sự) và có đủ điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng
- Trước khi tổ chức lựa chọn
nhà thầu, nhà đầu tư PPP phải ban hành Quy chế
lựa chọn nhà thầu (không nhất thiết phải áp
dụng theo pháp luật về đấu thầu) để
áp dụng thống nhất cho toàn bộ dự án
2. Lựa chọn nhà
đầu tư
2.1. Lựa chọn nhà đầu tư dự
án PPP
- Việc lựa chọn nhà đầu tư do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ
chức thực hiện theo pháp luật về đầu
tư PPP. Tùy thuộc điều kiện cụ thể theo
quy định, có 4 hình thức lựa chọn
nhà đầu tư được áp dụng gồm đấu
thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh, chỉ định
nhà đầu tư và lựa chọn trong trường hợp
đặc biệt
- Nhà
đầu tư chỉ được tham dự thầu nếu
có tư cách hợp lệ theo Luật Đầu tư PPP điều 29 và bảo
đảm cạnh tranh theo Luật Đầu tư PPP điều 30
- Nhà
đầu tư nước ngoài không được tham dự
thầu đối với các dự án thuộc Nghị định 31/2021/NĐ-CP Phụ lục
I Mục A
- Nhà
đầu tư được hưởng ưu đãi
theo Nghị định
35/2021/NĐ-CP điều 30
Xem Các quy trình lựa chọn
nhà đầu tư PPP
2.2. Lựa chọn nhà đầu tư dự
án có sử dụng đất
- Việc lựa chọn nhà đầu tư do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ
chức thực hiện theo pháp luật về đấu
thầu. Tùy thuộc điều kiện cụ thể theo
quy định, có 4 hình thức lựa chọn
nhà đầu tư được áp dụng gồm đấu
thầu rộng rãi quốc tế, đấu thầu rộng
rãi trong nước, chỉ định nhà đầu tư
và lựa chọn trong trường hợp đặc biệt
- Nhà
đầu tư cần lưu ý chỉ tham dự thầu nếu
có tư cách hợp lệ theo Luật Đấu thầu điều 5 và bảo
đảm cạnh tranh theo Nghị định 25/2020/NĐ-CP điều
2
- Việc
lựa chọn nhà đầu tư thực hiện sau khi
phê duyệt chủ trương đầu tư và
được tiến hành theo 02 giai đoạn như sau:
1)
Lựa
chọn sơ bộ nhà đầu tư và lập, thẩm
định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà
đầu tư
2)
Tổ
chức lựa chọn nhà đầu tư
3. Đấu giá quyền
sử dụng đất
- Việc đấu giá quyền sử dụng
đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ
chức thực hiện theo pháp luật về đất
đai. Đất đấu giá
phải có đủ điều kiện theo Luật Đất đai điều 119
khoản 1
- Tùy
điều kiện cụ thể, cơ quan nhà nước
tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử
dụng đất sau khi đã giải phóng mặt bằng
theo 2 phương án như sau:
1)
Tổ chức đấu giá để lựa
chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
2)
Triển khai thực hiện dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng và công trình (nếu có), sau
khi hoàn thành thì tổ chức thực hiện đấu giá
quyền sử dụng đất
-
Đối tượng tham gia đấu giá phải đáp
ứng điều kiện theo Luật Đất đai điều 119
khoản 2