ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG LUẬT ĐẤU THẦU
1. Đối tượng bắt buộc
áp dụng
Các
trường hợp bắt buộc áp dụng (theo Luật Đấu thầu
điều 1) gồm lựa chọn nhà đầu tư dự
án có sử dụng đất và lựa chọn nhà thầu
trong các tình huống cụ thể sau đây:
a. Đối
với các gói thầu thuộc dự án
Gói thầu
thuộc dự án là gói thầu có tên trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu của dự án do người quyết
định đầu tư phê duyệt hoặc kế hoạch
lựa chọn nhà thầu ở giai đoạn chuẩn bị
đầu tư do chủ đầu tư/đơn vị
chuẩn bị dự án phê duyệt
Bắt
buộc áp dụng đối với các dự án sau:
1)
Dự án của doanh nghiệp nhà nước
: không phân biệt nguồn vốn
2)
Dự án của cơ quan/tổ chức nhà nước:
nếu có sử dụng vốn nhà nước (bất kể
tỷ lệ)
3)
Dự án của tổ chức/cá nhân khác: nếu
có sử dụng vốn nhà nước và/hoặc vốn của
doanh nghiệp nhà nước trong tổng mức đầu
tư chiếm ≥ 30% hoặc > 500 tỷ đồng
b. Đối
với các gói thầu không thuộc dự án
Bắt
buộc áp dụng đối với các gói thầu sau:
1)
Gói thầu mua sắm thường xuyên của
cơ quan/tổ chức nhà nước: nếu có sử dụng
vốn nhà nước
2)
Gói thầu mua sắm nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công: nếu
có sử dụng vốn nhà nước
3)
Gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia: nếu
có sử dụng vốn nhà nước
4)
Gói thầu mua thuốc, vật tư y tế: nếu
có sử dụng vốn nhà nước, quỹ bảo hiểm
y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y
tế công lập
5)
Gói thầu trong hoạt động dầu khí (trừ
gói thầu cung cấp dịch vụ dầu khí): không
phân biệt nguồn vốn
2. Đối tượng chọn
áp dụng Luật Đấu thầu
Các
trường hợp không bắt buộc nhưng chọn áp
dụng Luật Đấu thầu gồm:
1)
Gói thầu của tổ chức/doanh nghiệp
có vốn nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp
nhà nước mà người đại diện vốn nhà
nước hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước
là người có quyền quyết định
2)
Gói thầu của các tổ chức/cá nhân khác
tự nguyện áp dụng