Chuyên mục:

PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Đối với công trình cần phá dỡ để giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất thì thực hiện theo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được duyệt

Đối với công trình cần phá dỡ để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất thì trình tự thủ tục thực hiện theo Luật Xây dựng điều 118 như sau:

1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát

- Chủ đầu tư tự lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát hiện trạng công trình cần phá dỡ

- Chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát

2. Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế phá dỡ (trường hợp phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng dự án có sử dụng vốn nhà nước)

- Chủ đầu tư tự lập hoặc thuê tư vấn lập dự toán gói thầu

- Chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu

3. Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế phá dỡ

- Nếu áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

- Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện đảm bảo đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

4. Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn giám sát khảo sát (trường hợp phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng dự án có sử dụng vốn nhà nước)

- Đơn vị thiết kế phá dỡ lập dự toán gói thầu giám sát khảo sát hiện trạng

- Chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu

5. Lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát khảo sát

- Nếu áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

- Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị giám sát khảo sát

6. Tổ chức thực hiện công tác khảo sát hiện trạng

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát: đơn vị khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát, trình chủ đầu tư phê duyệt

Thực hiện khảo sát: đơn vị khảo sát thực hiện theo nhiệm vụ khảo sát và phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt; đơn vị giám sát khảo sát tổ chức giám sát quá trình thực hiện công tác khảo sát

Nghiệm thu và phê duyệt kết quả khảo sát: đơn vị khảo sát lập Báo cáo kết quả khảo sát, trình chủ đầu tư nghiệm thu và phê duyệt

7. Lập, thẩm tra và phê duyệt thiết kế phá dỡ

- Đơn vị thiết kế lập thiết kế phá dỡ công trình xây dựng gồm các nội dung theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 42 khoản 3

- Trường hợp phá dỡ công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì chủ đầu tư phải tổ chức thẩm tra thiết kế phá dỡ trước khi phê duyệt như sau:

+ Trường hợp phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng dự án có sử dụng vốn nhà nước thì chủ đầu tư tổ chức Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế

+ Lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế:

* Nếu áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

* Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị thẩm tra, đảm bảo đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

+ Đơn vị thẩm tra thực hiện và lập Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế, trình chủ đầu tư

- Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế phá dỡ

8. Lựa chọn đơn vị thi công phá dỡ và đơn vị giám sát thi công

- Trường hợp phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng dự án có sử dụng vốn nhà nước thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện:

+ Lập và phê duyệt dự toán gói thầu thi công

+ Lập và phê duyệt dự toán gói thầu giám sát thi công

- Tổ chức lựa chọn đơn vị thi công và đơn vị giám sát thi công phá dỡ:

+ Nếu áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện:

* Lựa chọn đơn vị thi công theo Quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp

* Lựa chọn đơn vị giám sát thi công theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

+ Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn các nhà thầu, đảm bảo:

* Đơn vị thi công đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại đây

* Đơn vị giám sát thi công đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại đây

9. Tổ chức thi công phá dỡ

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát thi công, đơn vị thiết kế phối hợp tổ chức triển khai quá trình thi công phá dỡ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường

- Trình tự thi công gồm:

+ Kiểm tra và nghiệm thu vật tư, thiết bị trước khi đưa vào thi công

+ Nghiệm thu công việc xây dựng

+ Nghiệm thu giai đoạn phá dỡ công trình

+ Nghiệm thu hoàn thành phá dỡ công trình

- Trường hợp có sự cố xảy ra trong quá trình thi công thì quy trình thủ tục xử lý như sau:

Đối với sự cố công trình

Đối với sự cố máy, thiết bị, vật tư thi công

Đối với tai nạn lao động

10. Tổ chức thanh lý tài sản phá dỡ (nếu có)

- Chủ đầu tư tổ chức bán thanh lý vật tư, thiết bị, tài sản thu hồi được (nếu có) từ việc phá dỡ, số tiền thu được từ việc bán thanh lý được tính vào vốn đầu tư dự án hoặc bù trừ vào giá trị hợp đồng thi công phá dỡ (nếu có thỏa thuận)

- Trường hợp phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công thi việc thanh lý tài sản thu hồi được (nếu có) thực hiện theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP điều 30

 

-1