THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÓM C KHÔNG
SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC, CÓ QUY MÔ LỚN
HOẶC CÓ CÔNG TRÌNH ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN AN
TOÀN, LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG
(trường hợp cơ quan chuyên
môn về xây dựng không trực thuộc người
quyết định đầu tư)
Cơ quan chủ
trì thẩm định là cơ quan trực thuộc
người quyết định đầu tư, thực
hiện thẩm định các nội dung do người
quyết định đầu tư yêu cầu (theo Luật Xây
dựng điều 57 khoản 4) và thẩm định công nghệ
nếu dự án sử
dụng công nghệ
hạn chế chuyển giao hoặc dự án ảnh hưởng xấu
đến môi trường có sử dụng công nghệ
theo Luật
Xây dựng điều 57 khoản 5
Cơ quan chuyên môn
về xây dựng thực hiện thẩm định các
nội dung theo Luật
Xây dựng điều 58 khoản 3
Trình tự thủ tục thực
hiện như sau:
1.
Thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây
dựng
1.1. Trình thẩm định: nội
dung thực hiện
theo Nghị
định 15/2021/NĐ-CP điều 14
1)
Chủ đầu tư/đơn vị
chuẩn bị dự án chuẩn bị hồ
sơ gồm:
- Báo
cáo nghiên cứu khả thi
- Các
tài liệu kèm theo gồm:
+ Văn
bản chấp thuận chủ trương đầu
tư
+ Quyết
định lựa chọn phương án thiết kế
kiến trúc kèm theo phương án được lựa
chọn (nếu
dự án có công trình thuộc Luật Kiến trúc điều
17 khoản 2)
+ Quyết
định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng
được duyệt (nếu dự án thuộc đối
tượng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng)
+ Quyết
định phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật
chuyên ngành (đối với dự án thuộc lĩnh vực
chuyên ngành)
+ Văn bản
chấp thuận/thỏa thuận phương án tuyến,
vị trí công trình (đối với công trình xây dựng
theo tuyến)
+ Quyết
định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng (đối
với dự án không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết
xây dựng)
+ Quyết
định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (nếu dự án
thuộc Nghị định
18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 1)
+ Văn bản
xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (nếu dự án thuộc Nghị định
18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 1)
+ Các văn bản
thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ
tầng kỹ thuật của dự án (nếu dự án có
kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật ngoài hàng rào)
+ Văn bản
chấp thuận độ cao công trình (nếu dự án có
công trình thuộc Nghị định
32/2016/NĐ-CP điều 9)
+ Kết quả
thẩm định đối với dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh theo Nghị định 166/2018/NĐ-CP điều
21)
+ Hồ sơ
về giải pháp PCCC đối với thiết kế cơ
sở (đối với dự án thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục
V):
* Nếu đã
chủ động thực hiện trước thì gửi
kèm theo Văn bản góp ý về giải pháp PCCC đối
với thiết kế cơ sở của cơ quan cảnh
sát PCCC
* Nếu thực
hiện chung với thủ tục thẩm định
BCNCKT thì gửi kèm hồ sơ theo Nghị định
136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 4 điểm c
gồm:
ü
Văn bản đề nghị góp ý
kiến về giải pháp PCCC
ü
Quyết
định phê duyệt chủ trương đầu
tư xây dựng công trình (đối với dự án
sử dụng vốn đầu tư công)
ü
Văn bản
chấp thuận chủ trương đầu tư xây
dựng hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư hoặc Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc văn bản chứng
minh quyền sử dụng đất hợp pháp (đối
với dự án không sử dụng vốn đầu
tư công)
ü
Giấy xác
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết
kế PCCC
ü
Bản vẽ và
thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện
những nội dung theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 11
+ Hồ sơ
khảo sát xây dựng được phê duyệt
+ Thiết kế
cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc
tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi
(gồm bản vẽ và thuyết minh)
+ Danh mục
tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án
+ Danh sách các nhà
thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của:
nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế
cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có)
+ Mã số chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của
các chức danh: chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ
nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng
mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra
(nếu có)
+ Các thông tin, số
liệu về giá, định mức có liên quan để
xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết
quả thẩm định giá (nếu có)
- Các văn bản
pháp lý liên quan khác (nếu có)
2)
Chủ đầu tư/đơn vị chuẩn
bị dự án gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ
quan chuyên môn về xây dựng
1.2. Tổ chức thẩm
định: nội dung thực hiện theo Nghị
định 15/2021/NĐ-CP điều 15
1)
Cơ quan chuyên môn
về xây dựng tiếp nhận và kiểm tra hồ
sơ như sau:
- Trường hợp cần bổ
sung hồ sơ thì:
+ Trong vòng 05 ngày làm việc kể
từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn
về xây dựng gửi văn bản yêu cầu chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án
thực hiện (chỉ được yêu cầu 1 lần)
+ Nếu
trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
của cơ quan chuyên môn về xây dựng mà chủ đầu
tư/đơn vị chuẩn bị dự án không cung cấp
bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng
dừng thẩm định
- Trường
hợp không thuộc đối tượng phải thẩm
định, hoặc trình không đúng cơ quan thẩm quyền,
hoặc người trình không đúng thẩm quyền, hoặc
hồ sơ trình không hợp lệ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trả lại
hồ sơ như sau:
+ Nếu hồ sơ nộp
trực tiếp thì trả hồ sơ trực tiếp cho
người nộp
+ Nếu hồ sơ nộp qua
đường bưu điện thì trong vòng 05 ngày làm
việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ
quan chuyên môn về xây dựng gửi văn bản cho chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án nêu
rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định
- Trường hợp chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án
có yêu cầu lấy ý kiến về giải pháp PCCC thì trong vòng 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng gửi văn
bản đến cơ quan cảnh sát PCCC để xin ý
kiến
2)
Trường
hợp cần thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi thì cơ
quan chuyên môn về xây dựng gửi văn bản
đề nghị chủ đầu tư/đơn vị chuẩn
bị dự án lựa chọn tư vấn thẩm tra
- Căn
cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu được
duyệt, chủ đầu tư/đơn vị chuẩn
bị dự án lựa chọn tư vấn thẩm tra theo
quy trình chỉ định thầu rút gọn
-
Đơn vị thẩm tra tiến hành thẩm tra và lập
Báo cáo kết quả thẩm
tra trình chủ đầu tư/đơn vị chuẩn
bị dự án
3)
Căn cứ
hồ sơ trình thẩm định và báo kết quả
thẩm tra (nếu có), cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ
chức thẩm định các nội dung theo Luật Xây
dựng điều 58 khoản 3 và gửi văn bản Thông báo kết quả thẩm
định cho chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án trong vòng 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo Luật Xây
dựng điều 59 khoản 3), đồng thời gửi cho cơ quan
quản lý xây dựng ở địa phương
để quản lý
4)
Căn cứ thông báo kết quả thẩm định,
chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án hoàn thiện hồ sơ
trình cơ quan chuyên môn về xây dựng
5)
Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra,
đóng dấu xác nhận đã được thẩm
định trên các bản vẽ của 01 bộ hồ
sơ bản vẽ thiết kế xây dựng và giao lại cho
chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án
6)
Chủ đầu tư/đơn vị chuẩn
bị dự án nộp
bản chụp (định dạng .PDF) tài liệu Báo cáo
nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng đã
đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về
xây dựng
2.
Thẩm định của cơ quan chủ trì thẩm
định
2.1. Trình thẩm định
1)
Chủ đầu tư/đơn vị
chuẩn bị dự án chuẩn bị hồ
sơ theo Luật
Xây dựng điều 56 khoản 4 gồm:
- Báo
cáo nghiên cứu khả thi
- Các
tài liệu kèm theo gồm:
+ Văn
bản chấp thuận chủ trương đầu
tư
+ Quyết
định lựa chọn phương án thiết kế
kiến trúc kèm theo phương án được lựa
chọn (nếu
dự án có công trình thuộc Luật Kiến trúc điều
17 khoản 2)
+ Quyết
định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng
được duyệt (nếu dự án thuộc đối
tượng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng)
+ Quyết
định phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật
chuyên ngành (đối với dự án thuộc lĩnh vực
chuyên ngành)
+ Văn bản
chấp thuận/thỏa thuận phương án tuyến,
vị trí công trình (đối với công trình xây dựng
theo tuyến)
+ Quyết
định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng (đối
với dự án không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết
xây dựng)
+ Quyết
định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (nếu dự án
thuộc Nghị định
18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 1)
+ Văn bản
xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (nếu dự án thuộc Nghị định
18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 1)
+ Các văn bản
thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ
tầng kỹ thuật của dự án (nếu dự án có
kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật ngoài hàng rào)
+ Văn bản
chấp thuận độ cao công trình (nếu dự án có
công trình thuộc Nghị định
32/2016/NĐ-CP điều 9)
+ Kết quả
thẩm định theo Nghị định 166/2018/NĐ-CP điều
21 (đối
với dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh)
+ Văn bản
góp ý về giải pháp PCCC đối với thiết kế cơ
sở (đối với dự án thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục
V)
+ Thông báo kết quả thẩm định của
cơ quan chuyên môn về xây dựng
+ Hồ sơ
khảo sát, thiết kế cơ sở, tổng mức
đầu tư
+ Các thông tin, số
liệu về giá, định mức có liên quan để
xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết
quả thẩm định giá (nếu có)
- Các văn bản
pháp lý liên quan khác (nếu có)
2)
Chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị
dự án gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chủ
trì thẩm định
2.2. Tổ chức thẩm
định
1)
Cơ quan chủ
trì thẩm định tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ
chưa đầy đủ thì yêu cầu chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án bổ sung
2)
Trường
hợp cần thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi thì:
- Cơ quan chủ trì thẩm
định yêu cầu chủ
đầu tư/đơn
vị chuẩn bị dự án lựa chọn tư vấn
thẩm tra
- Chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án
tổ chức lựa chọn tư vấn thẩm tra theo kế
hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt
- Sau khi
có báo cáo kết quả thẩm tra, chủ đầu tư/đơn
vị chuẩn bị dự án gửi cơ quan chủ trì
thẩm định
3)
Căn cứ
hồ sơ trình thẩm định và kết quả
thẩm tra (nếu có), cơ quan chủ trì thẩm
định thực hiện:
- Tổ chức thẩm định
các nội dung do người
quyết định đầu tư yêu cầu (theo Luật Xây
dựng điều 57 khoản 4)
- Tổ chức
thẩm định hoặc lấy ý kiến thẩm định
về công nghệ đối với dự án sử dụng
công nghệ
hạn chế chuyển giao hoặc dự án ảnh hưởng xấu
đến môi trường có sử dụng công nghệ theo
Nghị định
15/2021/NĐ-CP điều 17 khoản 2 như sau:
+ Trong vòng 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ
hồ sơ, cơ quan thẩm định gửi văn bản
đề nghị hoặc lấy ý kiến thẩm định
về công nghệ (kèm theo hồ sơ dự án và các văn
bản pháp lý có liên quan) đến cơ quan thẩm định
công nghệ theo Nghị định
15/2021/NĐ-CP điều 16
+ Cơ quan thẩm
định công nghệ thực hiện như sau:
* Tổ chức
thẩm định theo Luật Chuyển giao công
nghệ điều 20
* Xem xét,
đánh giá các nội dung theo Luật Chuyển giao công nghệ điều
19 khoản 2
* Gửi ý kiến
thẩm định trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ
- Kiểm tra việc
thực hiện các yêu cầu theo quy định của pháp
luật có liên quan gồm:
+ Việc lựa chọn phương án thiết kế
kiến trúc: đối với dự án có công trình thuộc
Luật Kiến trúc điều
17 khoản 2
+ Việc quy hoạch
chi tiết xây dựng: đối với dự án thuộc
đối tượng phải lập quy hoạch chi tiết
xây dựng
+ Sự phù hợp
với quy hoạch chuyên ngành: đối với dự án
thuộc lĩnh vực chuyên ngành
+ Việc chấp
thuận/thỏa thuận phương án tuyến, vị
trí công trình: đối với công trình xây dựng theo tuyến
+ Sự phù hợp
với quy hoạch phân khu xây dựng: đối với dự
án không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng
+ Việc thẩm
duyệt thiết kế PCCC: đối với dự
án thuộc Nghị định
136/2020/NĐ-CP Phụ lục V
+ Việc
đánh giá tác động môi trường: đối với
dự án thuộc Nghị định
18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 1
+ Việc
đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
đối với dự án thuộc Nghị định
18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 1
+ Việc thỏa
thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng
kỹ thuật của dự án: đối với dự
án có kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật ngoài hàng rào
+ Việc chấp
thuận độ cao công trình: đối với dự án
có công trình thuộc Nghị định
32/2016/NĐ-CP điều 9
+ Việc thẩm
định theo Nghị định
166/2018/NĐ-CP điều 21: đối với dự án bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh
4)
Cơ quan chủ
trì thẩm định lập Bảo cáo kết quả thẩm định và tổng hợp hồ sơ trình
người quyết định đầu tư