Chuyên mục:

BÁO CÁO SỰ CỐ CÔNG TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG (TRƯỜNG HỢP CÓ TAI NẠN LAO ĐỘNG KHÔNG CHẾT NGƯỜI NHƯNG BỊ THƯƠNG NẶNG > 01 NGƯỜI)

Nội dung thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 44 như sau:

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1)   Ngay sau khi xảy ra sự cố:

- Báo cáo cho UBND cấp xã và cơ quan cấp trên (nếu có)

- Nội dung báo cáo: Tên và vị trí công trình; Sơ bộ về sự cố; Thiệt hại (nếu có)

2)   Trong vòng 24 giờ từ khi xảy ra sự cố:

- Báo cáo cho UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, Bộ Xây dựng và cơ quan chức năng

- Xem mẫu Báo cáo sự cố công trình xây dựng

3)   Cung cấp thông tin cho các quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có yêu cầu)

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động bị tai nạn

Khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 10 như sau:

1)   Lập bản Khai báo tai nạn lao động

2)   Gửi bản Khai báo đến:

- Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội

- Bộ Khoa học công nghệ (đối với tai nạn lao động trong lĩnh vực phóng xạ)

- Bộ Công thương (đối với tai nạn lao động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí; trừ trường hợp xảy ra trên các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển)

- Bộ Giao thông vận tải (đối với tai nạn lao động trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không, các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển)

- Bộ Quốc phòng/Bộ Công an (đối với tai nạn lao động trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân)

3. Trách nhiệm của UBND các cấp

1)   UBND cấp xã: báo cáo cho UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh ngay sau khi nhận được báo cáo của chủ đầu tư

2)   UBND cấp tỉnh (đối với công trình đi qua địa bàn ≥ 02 tỉnh): báo cáo cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành ngay sau khi nhận được báo cáo về sự cố

-1