Chuyên mục:

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Các dự án, công trình thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục V phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy

Trình tự thực hiện như sau:

1. Lập hồ sơ thiết kế PCCC

1)   Đơn vị lập hồ sơ thiết kế PCCC phải có đủ điều kiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 41

2)   Hồ sơ thiết kế PCCC bao gồm bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 11

2. Trình thẩm duyệt thiết kế PCCC

1)   Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ trình theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 4 điểm d gồm:

+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC của chủ đầu tư

+ Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về PCCC của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (đối với dự án lập Báo cáo nghiên cứu khả thi)

+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công)

+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (đối với dự án không sử dụng vốn đầu tư công)

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế PCCC

+ Dự toán xây dựng công trình

+ Bản vẽ và thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 11

+ Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt PCCC đã cấp trước đó (đối với thiết kế cải tạo, điều chỉnh)

+ Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có)

2)   Chủ đầu tư tự nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho đơn vị thiết kế nộp hồ sơ như sau:

+ Số lượng hồ sơ nộp: 01 bộ hồ sơ

+ Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gián tiếp (theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 6); nếu nộp trực tiếp thì người đi nộp hồ sơ phải mang theo các giấy tờ theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 9

+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 12

3. Thẩm duyệt thiết kế PCCC

Trình tự thực hiện như sau:

1)   Kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ: cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 7

+ Nếu hồ sơ đáp ứng thì lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ

+ Nếu hồ sơ không đáp ứng thì hướng dẫn và lập Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ

2)   Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ: cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 8

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa: cán bộ tiếp nhận hồ sơ giao 01 bản Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản

+ Trường hợp hồ sơ nộp qua Cổng Dịch vụ công: cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến tổ chức/cá nhân đã nộp hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ nộp qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ của doanh nghiệp/cá nhân hoặc qua ủy quyền: cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ cho tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ và lưu 01 bản

+ Trường hợp hồ sơ nộp nhưng dự án/công trình không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế PCCC hoặc không thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế PCCC của mình: cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời về việc từ chối giải quyết hồ sơ trong thời hạn theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 10 điểm d

3)   Kết quả thẩm duyệt:

+ Thời hạn thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 10 điểm d

+ Nội dung thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 11 điểm d như sau:

* Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cảnh sát PCCC đóng dấu đã thẩm duyệt vào hồ sơ thiết kế PCCC và trả lại cho chủ đầu tư

* Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt để lưu trữ

* Cơ quan cảnh sát PCCC cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC  

-1