Chuyên mục:

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trừ các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận (theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 19,35), chủ đầu tư xây dựng các công trình khác được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

1. Đối với dự án phát triển nhà ở

Quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:

1)   Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư gửi Sở Tài nguyên môi trường hồ sơ gồm các giấy tờ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 72 khoản 1 như sau:

-    Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền

-    Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án (trường hợp có thay đổi nghĩa vụ tài chính thì nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật)

-    Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng: bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký

-    Giấy phép xây dựng (nếu có)

-    Thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng cho phép chủ đầu tư nghiệm thu công trình hoặc chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

-    Danh sách các căn hộ, công trình xây dựng: các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ

-    Trường hợp nhà chung cư thì phải có sơ đồ thể hiện phạm vi (kích thước, diện tích) phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà chung cư, mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ

-    Báo cáo kết quả thực hiện dự án

2)   Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên môi trường thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 72 khoản 2 như sau:

-    Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng; kiểm tra điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án

-    Gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra

-    Gửi thông báo kèm theo sơ đồ nhà, đất đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua (đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)

-    Đăng công khai kết quả kiểm tra trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, của Sở Tài nguyên môi trường

3)   Sau khi nhận được thong báo của Sở Tài nguyên môi trường, chủ đầu tư thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 72 khoản 3 như sau:

-    Nộp 01 bộ hồ sơ thay cho bên mua nhà hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua nhà tự nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai

-    Hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật

+ Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng

4)   Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 72 khoản 4 như sau:

-    Kiểm tra hồ sơ, gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có) và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

-    Yêu cầu chủ đầu tư nộp giấy chứng nhận đã được cấp để cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính

-    Trao giấy chứng nhận cho người được cấp trong thời hạn theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 60 khoản 5

2. Đối với các dự án khác

1)   Chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình nộp 01 bộ hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 70 khoản 1 gồm:

-    Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

-    Một trong các giấy tờ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 31, 32, 33 và 34

-    Sơ đồ công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng công trình đã xây dựng)

-    Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất (đối với trường hợp đang sử dụng đất từ trước ngày 1/1/2004)

-    Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính

-    Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)

2)   Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 70 khoản 3 như sau:

-    Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở (nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi) hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có)

-    Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất (nếu sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ)

-    Kiểm tra hồ sơ đăng ký

-    Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết

-    Xác nhận (vào đơn đăng ký) đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận

-    Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước (đối với trường hợp chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 31, 32, 33 và 34)

-    Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có)

-    Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật)

-    Chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận

3)   Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 70 khoản 4 như sau:

-    Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

-    Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai

4)   Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện:

-    Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

-    Trao Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình trong thời hạn theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 60 khoản 5

-1