NHỮNG
RỦI RO VÀ BẤT CẬP NẾU KHÔNG LẬP VÀ PHÊ DUYỆT
DỰ TOÁN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ TỪ GIAI ĐOẠN
CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Đối với
dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước, việc lập, thẩm định
và phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư phải
thực hiện theo Nghị
định 10/2021/NĐ-CP điều 10 để xác định và bố
trí kinh phí thực hiện các công việc cần thiết
trong giai đoạn chủ trương đầu tư và
quyết định đầu tư. Do vậy, dự toán
chuẩn bị đầu tư cần phải được
lập và phê duyệt ngay từ giai đoạn chủ
trương đầu tư
Trong thực
tế, trừ dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi thì hầu như các dự án đều
không lập dự toán CBĐT từ giai đoạn chủ
trương đầu tư. Ngoài việc chưa tuân thủ
quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
thì việc này còn dẫn đến những vấn đề
bất cập và rủi ro sau đây:
1. Không được
thanh toán, quyết toán các chi phí thực hiện trong giai
đoạn chủ trương đầu tư
Khi quyết toán dự án, các chi phí
này không được coi là hợp pháp theo quy định tại
Thông tư
10/2021/TT-BTC điều 3 nên sẽ không được quyết toán vốn
đầu tư.
Riêng đối với các dự án
thanh toán vốn qua Kho bạc Nhà nước thì do không có dự
toán CBĐT được duyệt nên ngay từ khi tạm
ứng/thanh toán đã không đủ căn cứ pháp lý
để thực hiện (theo Thông tư 08/2016/TT-BTC điều 7 khoản
1)
2. Vi phạm quy định
của pháp luật về đấu thầu
Trong trường hợp dự án
thuộc đối
tượng áp dụng Luật Đấu thầu (hầu hết các dự án sử dụng vốn
nhà nước) thì các công việc tư vấn không thuộc
các công việc không áp dụng được một trong
các hình thức lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT điều 4, do đó phải được thực hiện
thông qua một trong các lựa chọn nhà thầu