GIẢI QUYẾT
KIẾN NGHỊ VỀ KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ
THẦU THEO LUẬT ĐẤU THẦU
Trường
hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả
lựa chọn nhà thầu thì trình tự thực hiện theo Luật
Đấu thầu điều 92 khoản 2 như sau:
1)
Nhà thầu gửi
đơn kiến nghị
đến chủ đầu tư
Xem mẫu Đơn kiến nghị của nhà thầu
2)
Khi nhận
được kiến nghị của nhà thầu, chủ
đầu tư xem xét xử lý trong vòng 07 ngày làm việc
như sau:
- Kiểm tra các
điều kiện giải quyết kiến nghị theo Nghị
định 63/2014/NĐ-CP điều 118, gồm:
+ Đơn
kiến nghị phải là của nhà thầu tham dự
thầu
+ Đơn
kiến nghị phải có chữ ký của người ký
đơn dự thầu hoặc đại diện
hợp pháp của nhà thầu
+ Nội dung
kiến nghị chưa được nhà thầu khởi
kiện ra Tòa án
- Căn cứ
kết quả kiểm tra để thực hiện như
sau:
+ Nếu không
đáp ứng 1 trong các điều kiện giải
quyết kiến nghị thì gửi nhà thầu Văn bản thông báo không xem xét giải quyết (theo Nghị
định 63/2014/NĐ-CP điều 120 khoản 2)
+ Nếu đáp
ứng tất cả các điều kiện giải
quyết kiến nghị thì có Văn bản trả lời kiến nghị
của nhà thầu
* Trường
hợp kiến nghị của nhà thầu đúng thì văn
bản gửi nhà thầu cần nêu rõ biện pháp, cách
thức và thời gian khắc phục hậu quả
(nếu có)
* Trường
hợp kiến nghị của nhà thầu không đúng thì
văn bản gửi nhà thầu cần giải thích rõ lý do
3)
Nếu không
nhận được văn bản trả lời
của chủ đầu tư hoặc không đồng ý
với kết quả giải quyết kiến nghị
của chủ đầu tư thì nhà thầu thực
hiện như sau:
- Gửi văn
bản kiến nghị trong vòng 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản trả
lời của chủ đầu tư (hoặc kể
từ ngày hết hạn mà chủ đầu tư không
trả lời) đến người quyết
định đầu tư và Hội đồng tư
vấn giải quyết kiến nghị (cơ cấu và
chức năng của Hội đồng tư vấn theo
Nghị
định 63/2014/NĐ-CP điều 119)
- Nộp chi phí
giải quyết kiến nghị cho bộ phận
thường trực giúp việc Hội đồng tư
vấn
4)
Sau khi nhận
được văn bản của nhà thầu, Hội
đồng tư vấn xem xét xử lý trong vòng 20 ngày
như sau:
- Kiểm tra các
điều kiện giải quyết kiến nghị theo Nghị
định 63/2014/NĐ-CP điều 118, gồm:
+ Đơn
kiến nghị phải là của nhà thầu tham dự
thầu
+ Đơn
kiến nghị phải có chữ ký của người ký
đơn dự thầu hoặc đại diện
hợp pháp của nhà thầu
+ Nội dung
kiến nghị chưa được nhà thầu khởi
kiện ra Tòa án
+ Nhà thầu đã
nộp chi phí giải quyết kiến nghị
- Căn cứ
kết quả kiểm tra để thực hiện như
sau:
+ Nếu không
đáp ứng 1 trong các điều kiện giải
quyết kiến nghị thì gửi nhà thầu Văn bản thông báo không xem xét giải quyết (theo Nghị
định 63/2014/NĐ-CP điều 120 khoản 2)
+ Nếu đáp
ứng tất cả các điều kiện giải
quyết kiến nghị thì:
* Yêu cầu nhà
thầu, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan cung
cấp thông tin để xem xét giải quyết
* Có văn bản
báo cáo người quyết định đầu
tư về phương án và nội dung trả lời
kiến nghị, hoặc đề nghị người có
thẩm quyền xem xét có văn bản tạm dừng
cuộc thầu gửi cho chủ đầu tư và nhà
thầu
5)
Căn
cứ báo cáo của Hội
đồng tư vấn, người quyết định
đầu tư ban hành văn bản giải quyết kiến
nghị trong vóng 05 ngày làm việc như sau:
+ Trường
hợp kiến nghị của nhà thầu đúng thì văn
bản nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian khắc
phục hậu quả (nếu có), yêu cầu các bên có trách
nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu số
tiền giải quyết kiến nghị đã nộp
+ Trường
hợp kiến nghị của nhà thầu không đúng thì văn
bản giải thích rõ lý do