Chuyên mục:

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH GÓI THẦU TƯ VẤN ĐẤU THẦU TRỰC TIẾP

Đối với gói thầu áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên kỹ thuật thì không thực hiện đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, sau khi mở hồ sơ đề xuất tài chính thì tiến hành ngay việc thương thảo hợp đồng (theo Luật Đấu thầu điều 40 khoản 1 điểm d)

Đối với gói thầu không áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên kỹ thuật thì nguyên tắc đánh giá theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 37, nội dung đánh giá theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 39 khoản 2, trình tự thực hiện như sau:

Bước 1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất tài chính

- Tổ chuyên gia kiểm tra các nội dung theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 30 khoản 1 gồm:

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ: đủ hay thiếu

+ Đơn dự thầu: có hay không có

+ Bảng giá tổng hợp: có hay không có

+ Bảng giá chi tiết: có hay không có

+ Bảng phân tích đơn giá chi tiết (nếu có yêu cầu): có hay không có

+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ (theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu): có hay không có

+ Sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp hồ sơ: thống nhất hay không thống nhất (nếu có nội dung không thống nhất thì nêu rõ nội dung nào)

- Trong quá trình kiểm tra, nếu cần làm rõ hồ sơ của nhà thầu thì thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 2 như sau:

+ Tổ chuyên gia báo cáo để bên mời thầu gửi Văn bản yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu

+ Sau khi nhận được văn bản của bên mời thầu, nhà thầu xem xét và gửi bên mời thầu Văn bản bổ sung, làm rõ kèm theo tài liệu đến bên mời thầu

+ Bên mời thầu và nhà thầu ký Biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 16

Bước 2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất tài chính

Tổ chuyên gia thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 30 khoản 2 như sau:  

- Hồ sơ của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ nếu đáp ứng tất cả các nội dung bao gồm:

+ Có bản gốc

+ Có đơn dự thầu được ký bởi người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu ủy quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hợp pháp); đối với nhà thầu liên danh thì đơn dự thầu phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật của từng thành viên liên danh (nếu thành viên đứng đầu ký đại diện cho liên danh thì phải kèm theo thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên)

+ Giá dự thầu cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp

+ Không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư

+ Hiệu lực của hồ sơ đáp ứng theo quy định trong hồ sơ mời thầu

- Hồ sơ của nhà thầu không đáp ứng 1 trong các nội dung nêu trên được đánh giá là không hợp lệ và bị loại không được xem xét đánh giá tiếp  

Bước 3. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất tài chính

Tổ chuyên gia thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 30 khoản 3 như sau:

3.1. Nguyên tắc đánh giá

Việc đánh giá phải tuân tuân thủ nguyên tắc theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 1, cụ thể là:

- Căn cứ vào phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu và tài liệu giải thích, làm rõ của nhà thầu (nếu có)

- Nếu có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp hồ sơ dự thầu thì xử lý như sau:

+ Nếu sự sai khác đó không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 15 khoản 2)

+ Nếu sự sai khác đó làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ bị loại (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 15 khoản 3)

3.2. Trình tự thực hiện

3.2.1. Trường hợp sử dụng phương pháp GIÁ THẤP NHẤT

 Bước 1. Xác định giá dự thầu

Giá dự thầu được xác định như sau:

+ Là giá ghi trong đơn dự thầu

+ Nếu nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu không trừ đi giá trị giảm giá

Bước 2. Sửa lỗi

- Việc sửa lỗi thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 3

- Nguyên tắc sửa lỗi theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 1 như sau:

+ Đối với lỗi số học:

* Trường hợp cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính giá dự thầu thì lấy số liệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết để sửa lỗi số học

* Trường hợp không nhất quán giữa cột đơn giá và cột thành tiền thì lấy ĐƠN GIÁ để sửa lỗi

* Nếu ĐƠN GIÁ có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì lấy THÀNH TIỀN để sửa lỗi

+ Đối với các lỗi khác:

* Nếu cột đơn giá không có đơn giá thi ĐƠN GIÁ được xác định bằng cách chia THÀNH TIỀN cho SỐ LƯỢNG

* Nếu cột thành tiền không có THÀNH TIỀN thì THÀNH TIỀN được xác định bằng cách nhân SỐ LƯỢNG với ĐƠN GIÁ

* Nếu cột số lượng không có SỐ LƯỢNG thì SỐ LƯỢNG được xác định bằng cách chia THÀNH TIỀN cho ĐƠN GIÁ (sau khi xác định, nếu khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và tiến hành hiệu chỉnh sai lệch)

* Nếu nhầm đơn vị tính thì sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu

* Nếu có sai khác so với nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở để sửa lỗi

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch

- Việc hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 3

- Nguyên tắc hiệu chỉnh theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 2 như sau:

+ Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì: giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi (theo đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu có sai lệch)

* Nếu trong hồ sơ dự thầu có sai lệch mà không có đơn giá tương ứng thì: lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với nội dung này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

* Nếu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá tương ứng thì: lấy đơn giá trong dự toán gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

* Nếu không có dự toán gói thầu thì: căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

+ Trường hợp chào thiếu thuế, phí, lệ phí thì: cộng các chi phí đó vào giá dự thầu (phần chi phí này không tính vào sai lệch thiếu theo Luật Đấu thầu điều 43 khoản 1 điểm d)

+ Trường hợp có thư giảm giá thì: việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá; tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)

- Tổ chuyên gia xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của từng hồ sơ dự thầu

- Thông báo kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 3):

+ Bên mời thầu gửi Văn bản thông báo kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cho nhà thầu

+ Trong vòng 3 ngày, nhà thầu phải có Văn bản thông báo chấp thuận kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch gửi cho bên mời thầu (nếu không chấp thuận thì nhà thầu bị loại)

Bước 5. Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có) và xác định giá trị ưu đãi (nếu có)

- Trường hợp trong hồ sơ mời thầu cho phép chào nhiều đồng tiền khác nhau thì căn cứ tỷ giá quy đổi quy định trong hồ sơ mời thầu để thực hiện chuyển đổi giá dự thầu (sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá) sang một đồng tiền chung

- Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định trong hồ sơ mời thầu để cộng thêm vào giá dự thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá, chuyển đổi sang một đồng tiền chung (nếu có) của nhà thầu không thuộc đối tượng đượchưởng ưu đãi

Bước 6. Xác định giá thấp nhất

Giá thấp nhất được xác định trên cơ sở so sánh giá dự thầu của các hồ sơ sau khi đã thực hiện 5 bước nêu trên

3.2.2. Trường hợp sử dụng phương pháp GIÁ CỐ ĐỊNH

Bước 1. Xác định giá dự thầu

Giá dự thầu được xác định như sau:

+ Là giá ghi trong đơn dự thầu

+ Nếu nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu không trừ đi giá trị giảm giá

Bước 2. Sửa lỗi

- Việc sửa lỗi thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 3

- Nguyên tắc sửa lỗi theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 1 như sau:

+ Đối với lỗi số học:

* Trường hợp cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính giá dự thầu thì lấy số liệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết để sửa lỗi số học

* Trường hợp không nhất quán giữa cột đơn giá và cột thành tiền thì lấy ĐƠN GIÁ để sửa lỗi

* Nếu ĐƠN GIÁ có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì lấy THÀNH TIỀN để sửa lỗi

+ Đối với các lỗi khác:

* Nếu cột đơn giá không có đơn giá thi ĐƠN GIÁ được xác định bằng cách chia THÀNH TIỀN cho SỐ LƯỢNG

* Nếu cột thành tiền không có THÀNH TIỀN thì THÀNH TIỀN được xác định bằng cách nhân SỐ LƯỢNG với ĐƠN GIÁ

* Nếu cột số lượng không có SỐ LƯỢNG thì SỐ LƯỢNG được xác định bằng cách chia THÀNH TIỀN cho ĐƠN GIÁ (sau khi xác định, nếu khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và tiến hành hiệu chỉnh sai lệch)

* Nếu nhầm đơn vị tính thì sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu

* Nếu có sai khác so với nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở để sửa lỗi

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch

- Việc hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 3

- Nguyên tắc hiệu chỉnh theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 2 như sau:

+ Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì: giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi (theo đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu có sai lệch)

* Nếu trong hồ sơ dự thầu có sai lệch mà không có đơn giá tương ứng thì: lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với nội dung này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

* Nếu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá tương ứng thì: lấy đơn giá trong dự toán gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

* Nếu không có dự toán gói thầu thì: căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

+ Trường hợp chào thiếu thuế, phí, lệ phí thì: cộng các chi phí đó vào giá dự thầu (phần chi phí này không tính vào sai lệch thiếu theo Luật Đấu thầu điều 43 khoản 1 điểm d)

+ Trường hợp có thư giảm giá thì: việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá; tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)

- Tổ chuyên gia xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của từng hồ sơ dự thầu

- Thông báo kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 3):

+ Bên mời thầu gửi Văn bản thông báo kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cho nhà thầu

+ Trong vòng 3 ngày, nhà thầu phải có Văn bản thông báo chấp thuận kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch gửi cho bên mời thầu (nếu không chấp thuận thì nhà thầu bị loại)

Bước 5. Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có)

Trường hợp trong hồ sơ mời thầu cho phép chào nhiều đồng tiền khác nhau thì căn cứ tỷ giá quy đổi quy định trong hồ sơ mời thầu để thực hiện chuyển đổi giá dự thầu (sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá) sang một đồng tiền chung

Bước 6. Xác định giá đề nghị trúng thầu

Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu sau khi đã thực hiện 5 bước nêu trên

3.2.3. Trường hợp sử dụng phương pháp KẾT HỢP GIỮA KỸ THUẬT VÀ GIÁ

Bước 1. Xác định giá dự thầu

Giá dự thầu được xác định như sau:

+ Là giá ghi trong đơn dự thầu

+ Nếu nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu không trừ đi giá trị giảm giá

Bước 2. Sửa lỗi

- Việc sửa lỗi thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 3

- Nguyên tắc sửa lỗi theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 1 như sau:

+ Đối với lỗi số học:

* Trường hợp cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính giá dự thầu thì lấy số liệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết để sửa lỗi số học

* Trường hợp không nhất quán giữa cột đơn giá và cột thành tiền thì lấy ĐƠN GIÁ để sửa lỗi

* Nếu ĐƠN GIÁ có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì lấy THÀNH TIỀN để sửa lỗi

+ Đối với các lỗi khác:

* Nếu cột đơn giá không có đơn giá thi ĐƠN GIÁ được xác định bằng cách chia THÀNH TIỀN cho SỐ LƯỢNG

* Nếu cột thành tiền không có THÀNH TIỀN thì THÀNH TIỀN được xác định bằng cách nhân SỐ LƯỢNG với ĐƠN GIÁ

* Nếu cột số lượng không có SỐ LƯỢNG thì SỐ LƯỢNG được xác định bằng cách chia THÀNH TIỀN cho ĐƠN GIÁ (sau khi xác định, nếu khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và tiến hành hiệu chỉnh sai lệch)

* Nếu nhầm đơn vị tính thì sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu

* Nếu có sai khác so với nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở để sửa lỗi

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch

- Việc hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 27 khoản 3

- Nguyên tắc hiệu chỉnh theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 2 như sau:

+ Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì: giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi (theo đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu có sai lệch)

* Nếu trong hồ sơ dự thầu có sai lệch mà không có đơn giá tương ứng thì: lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với nội dung này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

* Nếu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá tương ứng thì: lấy đơn giá trong dự toán gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

* Nếu không có dự toán gói thầu thì: căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch

+ Trường hợp chào thiếu thuế, phí, lệ phí thì: cộng các chi phí đó vào giá dự thầu (phần chi phí này không tính vào sai lệch thiếu theo Luật Đấu thầu điều 43 khoản 1 điểm d)

+ Trường hợp có thư giảm giá thì: việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá; tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)

- Tổ chuyên gia xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của từng hồ sơ dự thầu

- Thông báo kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 3):

+ Bên mời thầu gửi Văn bản thông báo kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cho nhà thầu

+ Trong vòng 3 ngày, nhà thầu phải có Văn bản thông báo chấp thuận kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch gửi cho bên mời thầu (nếu không chấp thuận thì nhà thầu bị loại)

Bước 5. Xác định điểm giá của từng hồ sơ

Điểm giá của từng hồ sơ được xác định như sau: ĐGi = GTN x TĐ x Gi

- ĐGi là điểm giá của hồ sơ thứ i

- GTN là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các hồ sơ được đánh giá chi tiết về tài chính

- TĐ là thang điểm 100 hoặc 1.000 (thống nhất với thang điểm về kỹ thuật)

- Gi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ thứ i

Bước 6. Xác định điểm tổng hợp của từng hồ sơ

Điểm tổng hợp của từng hồ sơ được xác định như sau: Đi = ĐKTi x K x ĐGi x G

- Đi là điểm tổng hợp của hồ sơ thứ i

- ĐKTi là điểm kỹ thuật của hồ sơ thứ i

- K là tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp

- ĐGi là điểm giá của hồ sơ thứ i

- G là tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp

Bước 7. Xác định điểm tổng hợp ưu đãi (nếu có) của từng hồ sơ

- Xác định điểm ưu đãi (nếu có) theo quy định trong hồ sơ mời thầu

- Điểm tổng hợp ưu đãi của từng hồ sơ được xác định trên cơ sở điểm tổng hợp và điểm ưu đãi (nếu có)

Bước 4. Xử lý tình huống (nếu có)

1) Trường hợp nhà thầu đang tham dự thầu nhưng bị sáp nhập hoặc chia tách thì xử lý theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 117 khoản 12: chủ đầu tư có văn bản cho phép nhà thầu đã bị sáp nhập hoặc chia tách đó tiếp tục tham gia đấu thầu

2) Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn giá thấp khác thường thì Tổ chuyên gia báo cáo bên mời thầu x lý theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 117 khoản 6 như sau:

- Bên mời thầu gửi Văn bản yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ đơn giá khác thường

- Sau khi nhận được văn bản của bên mời thầu, nhà thầu có Văn bản giải thích, làm rõ đơn giá khác thường gửi bên mời thầu

- Sau khi nhận được văn bản của nhà thầu, bên mời thầu chuyển cho Tổ chuyên gia xem xét, nếu thấy giải thích của nhà thầu không thuyết phục thì đơn giá đó không được chấp nhận, bị coi là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch như đối với nội dung chào thiếu theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 17 khoản 2

Bước 5. Báo cáo kết quả đánh giá

Tổ chuyên gia lập Báo cáo kết quả đánh giá gồm các nội dung theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 30 khoản 3 điểm b và gửi bên mời thầu 

-1