Chuyên mục:

LẬP VÀ PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA/VỐN VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI

Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài (trừ dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại) phải được Thủ tướng phê duyệt  trước khi thực hiện trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư (theo Nghị định 56/2020/NĐ-CP điều 13 khoản 4)

Quy trình thực hiện theo Nghị định 56/2020/NĐ-CP điều 13 như sau:

Bước 1. Lập hồ sơ Đề xuất dự án

Cơ quan chủ quản đầu tư giao đơn vị chuyên môn tổ chức lập hồ sơ Đề xuất dự án

- Nội dung hồ sơ gồm:

1) Đề xuất dự án

2) Tờ trình phê duyệt Đề xuất dự án

3) Các tài liệu liên quan khác (nếu có)

- Số lượng hồ sơ: 11 bộ

Bước 2. Trình hồ sơ Đề xuất dự án

Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ Đề xuất dự án đến các cơ quan như sau:

- Gửi đến Bộ Kế hoạch đầu tư: 08 bộ hồ sơ

- Gửi đến Bộ Tài chính: 03 bộ hồ sơ

Bước 3. Xem xét Đề xuất dự án

Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính xem xét như sau:

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc cần chỉnh sửa thì có văn bản gửi cơ quan chủ quản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ (kể cả sau khi cơ quan chủ quản đã bổ sung, hoàn thiện) thì xem xét nội dung, tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan và báo cáo Thủ tướng trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 4. Phê duyệt Đề xuất dự án

Bộ Kế hoạch đầu tư tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng phê duyệt Đề xuất dự án

- Nội dung phê duyệt gồm:

1) Tên chương trình, dự án

2) Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài (nếu có)

3) Tên cơ quan chủ quản

4) Mục tiêu, quy mô dự kiến

5) Thời gian thực hiện dự kiến

6) Tổng mức đầu tư dự kiến và cơ cấu nguồn vốn

7) Cơ chế tài chính trong nước dự kiến và các nội dung khác có liên quan

- Thời gian phê duyệt theo Quy chế làm việc của Chính phủ

Bước 5. Thông báo cho nhà tài trợ nước ngoài

Sau khi Đề xuất dự án được Thủ tướng phê duyệt, cơ quan chủ quản gửi văn bản thông báo cho nhà tài trợ nước ngoài (theo Nghị định 56/2020/NĐ-CP điều 8 khoản 1 điểm b)

-1