BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐU TƯ KHI GIAO ĐẤT, THUÊ ĐẤT, CHUYỂN
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ THỰC
HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Đối với các trường hợp theo Luật Đầu tư
điều 43 khoản 1, chủ đầu tư
không phải bảo đảm thực hiện
dự án đầu tư
Đối với các trường hợp khác, chủ
đầu tư phải ký Thỏa thuận bảo đảm
thực hiện dự án đầu tư với cơ quan
đăng ký đầu tư theo Nghị định
31/2021/NĐ-CP điều 26 gồm
các nội dung như sau:
1)
Tên dự án, mục tiêu, địa điểm, quy mô, vốn
đầu tư, tiến độ thực hiện, thời
hạn hoạt động của dự án đầu
tư (theo quy định tại Quyết định chấp
thuận chủ trương đầu tư, Quyết
định chấp thuận chủ trương đầu
tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu
tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư)
2)
Biện pháp
bảo đảm thực hiện dự án đầu
tư:
- Chọn 1 trong 2 hình thức: ký quỹ hoặc bảo
lãnh nghĩa vụ ký quỹ
- Trường hợp bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ
thì:
+ Nhà đầu tư ký Hợp đồng bảo lãnh
với tổ chức tín dụng
+ Tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số
tiền ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp
trong trường hợp heo Nghị định
31/2021/NĐ-CP điều 26 khoản 10
3)
Số tiền bảo đảm thực
hiện dự án đầu tư = VĐT x N(%) x (1 - K),
trong đó:
- VĐT
là vốn đầu tư của dự án, không bao gồm:
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp
cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình bàn giao cho
nhà nước quản lý sau khi hoàn thành
- N(%) là mức
bảo đảm (3% nếu VĐT ≤ 300 tỷ đồng;
2% nếu VĐT > 300 đến 1.000 tỷ đồng;
1% nếu VĐT > 1.000 tỷ đồng)
- K là mức
giảm tiền bảo đảm:
+ Không áp dụng đối với
các dự án theo Luật
Đầu tư điều 15 khoản 5
+ Đối
với các dự án khác thì xác
định như sau:
* Đối
với dự án thuộc ngành, nghề đặc biệt
ưu đãi đầu tư: K = 50%
* Đối
với dự án tại địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: K = 50%
* Đối
với dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi
đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn: K = 50%
* Đối
với dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi
đầu tư: K = 25%
* Đối
với dự án tại địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn: K = 25%
4)
Thời điểm bảo đảm
thực hiện dự án đầu tư:
- Đối với chủ
đầu tư được lựa chọn thông qua
đấu giá quyền sử dụng đất thì thực
hiện bảo đảm trước khi ban hành quyết
định giao đất, cho thuê đất (nếu
dự án gồm nhiều giai đoạn thì thỏa
thuận số tiền bảo đảm và cách xử lý
theo từng giai đoạn)
- Đối với chủ
đầu tư được lựa chọn không thông
qua đấu giá quyền sử dụng đất:
+ Trường hợp chủ
đầu tư không tạm ứng tiền bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện
bảo đảm trước khi tổ chức thực
hiện phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư (nếu dự án gồm nhiều giai
đoạn thì thỏa thuận số tiền bảo
đảm và cách xử lý theo từng giai đoạn)
+ Trường
hợp chủ đầu tư
đã tạm ứng tiền bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư:
* Nếu số tiền đã ứng
≥ số tiền bảo đảm thì chỉ phải
thực hiện bảo đảm nếu dự án bị chậm tiến
độ so với Quyết định chấp thuận
chủ trương đầu tư hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư
* Nếu số tiền đã
ứng < số tiền bảo đảm thì:
ü
Thực hiện
bảo đảm đối với phần chênh (giữa
số tiền bảo đảm và số tiền đã
ứng) trước khi ban hành quyết định giao
đất, cho thuê đất
ü
Thực hiện
bảo đảm đủ số tiền bảo
đảm nếu dự án bị chậm tiến
độ so với Quyết định chấp thuận
chủ trương đầu tư hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư
(Nếu dự án gồm nhiều
giai đoạn thì thỏa thuận số tiền bảo
đảm theo từng giai đoạn và cách xử lý theo từng giai
đoạn)
5)
Thời hạn bảo đảm thực
hiện dự án đầu tư:
- Trường hợp bảo
đảm bằng hình thức ký quỹ thì thời hạn
bảo đảm là đến khi số tiền ký quỹ
được hoàn trả cho chủ đầu tư
hoặc được nộp vào ngân sách nhà nước
- Trường hợp bảo
đảm bằng hình thức bảo lãnh thì thời
hạn bảo đảm là đến khi chấm dứt
hiệu lực của bảo lãnh
6)
Tiền bảo đảm nộp vào tài khoản
của cơ quan đăng ký đầu tư
7)
Điều kiện hoàn trả, điều chỉnh, chấm dứt
bảo đảm thực hiện dự án đầu
tư:
- Tiến độ hoàn trả:
+ Tại thời điểm có
quyết định giao đất/cho thuê đất và
được cấp giấy phép xây dựng (nếu có): chủ
đầu tư được hoàn trả 50% số
tiền bảo đảm
+ Tại thời điểm hoàn
thành nghiệm thu công trình xây dựng:
* Nếu áp dụng hình thức ký
quỹ thì chủ đầu tư được hoàn
trả 100% số tiền bảo đảm và tiền lãi
phát sinh từ số tiền ký quỹ
* Nếu áp dụng hình thức
bảo lãnh thì được chấm dứt hiệu
lực của bảo lãnh
- Trường
hợp giảm vốn đầu tư của dự án: chủ
đầu tư được hoàn trả số tiền ký quỹ tương ứng
với số vốn đầu tư giảm (theo Quyết
định chấp thuận điều chỉnh chủ
trương đầu tư, Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư điều chỉnh)
- Trường
hợp tăng vốn đầu tư của dự án:
+ Chủ
đầu tư nộp bổ sung số tiền bảo
lãnh tương ứng với số vốn đầu
tư tăng (theo Quyết
định chấp thuận điều chỉnh chủ
trương đầu tư, Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư điều chỉnh)
+ Nếu
đã được hoàn trả 50% tiền bảo đảm
trước khi điều chỉnh thì chỉ phải nộp
50% số tiền phải bổ sung
- Trường hợp dự án
dừng thực hiện vì lý do bất khả kháng hoặc
do thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước
hoặc do dự án phải điều chỉnh trong
trường hợp thay đổi quy hoạch: chủ
đầu tư được hoàn trả số tiền
bảo đảm hoặc chấm dứt nghĩa vụ
bảo đảm
- Đối với nhà đầu
tư trong nước đã được chấp
thuận chủ trương đầu tư: khi
điều chỉnh dự án không thuộc diện phải
điều chỉnh chủ trương đầu tư
mà nội dung điều chỉnh làm thay đổi nội
dung tại Thoả thuận bảo đảm thực
hiện dự án thì thực hiện như sau:
+ Chủ đầu tư gửi văn bản thông báo
cho Cơ quan đăng ký đầu tư trước khi điều
chỉnh dự án đầu tư
+ Cơ quan đăng ký đầu tư và chủ
đầu tư thực hiện điều chỉnh
Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự
án phù hợp với nội dung điều chỉnh của
dự án đầu tư
8)
Tiền bảo đảm thực hiện dự
án chưa hoàn trả phải nộp vào ngân sách nhà nước
trong các trường hợp:
- Dự
án bị chậm tiến độ đưa vào khai thác, vận
hành theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư mà không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép điều chỉnh tiến độ
- Dự
án bị chấm dứt hoạt động theo Luật Đầu tư
điều 48 khoản 2 (trừ trường
hợp cơ quan nhà nước quyết định dừng
để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia)
9)
Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khác của các bên liên
quan
10) Những nội dung khác theo thỏa thuận giữa
các bên nhưng không được trái với quy định của pháp luật