Chuyên mục:

GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG (TRƯỜNG HỢP CHẾT NGƯỜI HOẶC BỊ THƯƠNG NẶNG TỪ 02 NGƯỜI TRỞ LÊN)

Trình tự thực hiện như sau:

1. Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh

- Sở Lao động thương binh xã hội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 11 khoản 2 (xem Quyết định thành lập Đoàn điều tra)

- Nhiệm vụ của Đoàn điều tra: theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 12

2. Tiến hành điều tra tai nạn lao động

- Đoàn điều tra thực hiện theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 14 như sau:

+ Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan

+ Lấy lời khai của nạn nhân và người có liên quan (xem Biên bản lấy lời khai)

+ Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết)

+ Phân tích và kết luận về tai nạn lao động

+ Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động

+ Tổ chức họp công bố Biên bản điều tra gồm các thành phần theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 14 khoản 4

+ Lập Biên bản công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động

+ Gửi Biên bản điều tra và Biên bản công bố theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 14 khoản 6

- Thời hạn điều tra theo Luật An toàn vệ sinh lao động điều 35 khoản 6

- Chi phí điều tra: theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 27

3. Giải quyết hậu quả tai nạn lao động

Người sử dụng lao động thực hiện như sau:

- Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình (theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 7)

- Lập hồ sơ tai nạn lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 16 khoản 1

- Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu (theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 8)

- Thanh toán chi phí điều tra tai nạn lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 9

- Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 10

-1