Điều 27. Chi phí Điều
tra tai nạn lao động
1. Chi
phí Điều tra tai nạn lao động đối
với người lao động làm việc theo hợp
đồng lao động như sau:
a) Người
sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi
trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường;
chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
trưng cầu giám định kỹ thuật, giám
định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi;
in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn
lao động; phương tiện đi lại tại
nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá
trình Điều tra tai nạn lao động; tổ
chức cuộc họp công bố biên bản Điều
tra tai nạn lao động;
b) Cơ
quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao
động, cơ quan cử người tham gia Điều
tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác
phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật
của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao
động;
c) Chi
phí Điều tra tai nạn lao động từ
người sử dụng lao động được
hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp
lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
trường hợp người sử dụng lao
động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều
tra tai nạn lao động được hạch toán vào
chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp
lý để tính thuế, nộp thuế theo quy
định; trường hợp người sử
dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều
tra tai nạn lao động được bố trí trong
chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn
vị.
2. Chi
phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao
động của người lao động làm việc
không theo hợp đồng lao động do Ủy ban nhân
dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều
tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi
hoạt động thường xuyên của cơ quan,
đơn vị.
------------------------------------------------------------------------
Xem: Toàn
văn Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ü Phạm vi và đối
tượng áp dụng ü Hiệu lực thi hành ü Lược sử áp dụng o
Từ 1/7/2016 đến nay:
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP