Chuyên mục:

GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG (TRƯỜNG HỢP KHÔNG CHẾT NGƯỜI VÀ KHÔNG BỊ THƯƠNG NẶNG TỪ 02 NGƯỜI TRỞ LÊN)

Trình tự thực hiện như sau:

1. Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở

- Người sử dụng lao động bị tai nạn thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 11 khoản 1 (xem Quyết định thành lập Đoàn điều tra)

- Nhiệm vụ của Đoàn điều tra: theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 12

2. Tiến hành điều tra tai nạn lao động

- Đoàn điều tra thực hiện theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 13 như sau:

+ Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan

+ Lấy lời khai của nạn nhân và người có liên quan (xem Biên bản lấy lời khai)

+ Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết)

+ Phân tích và kết luận về tai nạn lao động

+ Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động

+ Tổ chức họp công bố Biên bản điều tra gồm các thành phần theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 13 khoản 7

+ Lập Biên bản công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động

+ Gửi Biên bản điều tra và Biên bản công bố theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 13 khoản 9

- Thời hạn điều tra theo Luật An toàn vệ sinh lao động điều 35 khoản 6

- Chi phí điều tra: theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 27

3. Giải quyết hậu quả tai nạn lao động

Người sử dụng lao động thực hiện như sau:

- Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình (theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 7)

- Lập hồ sơ tai nạn lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 16 khoản 1

- Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu (theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 8)

- Thanh toán chi phí điều tra tai nạn lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 9

- Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP điều 18 khoản 10

-1