Chuyên mục:

LẬP ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG 

Định mức dự toán do cơ quan nhà nước tổ chức lập và công bố theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 20 khoản 6 để sử dụng cho công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trường hợp không sử dụng được định mức dự toán do cơ quan nhà nước công bố thì chủ đầu tư tổ chức lập định mức dự toán để áp dụng cho công trình theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 21

Trình tự và phương pháp lập định mức dự toán theo Thông tư 06/2019/TT-BXD Phụ lục 6 Mục 1 như sau:

1. Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu cần lập định mức dự toán mới; Xác định thành phần công việc của từng công tác xây dựng hoặc kết cấu

- Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu, trong đó mỗi công tác xây dựng hoặc kết cấu cần thể hiện rõ:

+ Đơn vị tính khối lượng

+ Yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công chủ yếu

- Xác định thành phần công việc của từng công tác xây dựng hoặc kết cấu: thể hiện các bước công việc thực hiện từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành

2. Tính toán hao phí vật liệu, lao động và máy thi công của từng công tác xây dựng hoặc kết cấu

2.1. Tính toán hao phí vật liệu

2.1.1. Xác định thành phần hao phí

- Vật liệu chính: là những loại vật liệu cơ bản có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí vật liệu

- Vật liệu khác: là những loại vật liệu có tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí vật liệu, sẽ được xác định bằng tỷ lệ (%) so với chi phí vật liệu chính

2.1.2. Tính toán mức hao phí

- Đối với vật liệu chính không luân chuyển được: xác định theo công thức VL1 = QV x (1 + Ht/c)

+ QV là lượng hao phí cần thiết theo yêu cầu thiết kế (tính trên đơn vị tính định mức)

+ Ht/c là tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công theo hướng dẫn trong định mức sử dụng vật liệu được công bố (đối với vật liệu mới có thể tính theo tiêu chuẩn, chỉ dẫn của nhà sản xuất; theo hao hụt thực tế hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia)

- Đối với vật liệu chính luân chuyển được (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác...): xác định theo công thức VL2 = QVLC x (1 + Ht/c) x KLC

+ QVLC là lượng hao phí vật liệu luân chuyển

+ Ht/c là tỷ lệ hao hụt vật liệu được xác định như đối với vật liệu chính không luân chuyển được

+ KLC là hệ số luân chuyển được xác định theo định mức sử dụng vật liệu được công bố, trường hợp số lần luân chuyển không phù hợp thì xác định theo công thức KLC = [h x (n-1) + 2]/2n

* h là tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi (trường hợp không bù hao hụt thì h = 0)

* n là số lần luân chuyển

- Đối với vật liệu khác: xác định theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc của công trình tương tự

2.2. Tính toán hao phí nhân công

Hao phí nhân công tính cho công nhân trực tiếp (không bao gồm công nhân điều khiển máy thi công) được tính toán theo các phương pháp sau:

2.2.1. Theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công

- Mức hao phí nhân công được xác định phù hợp với điều kiện và biện pháp thi công

- Công thức tính NC = TNC /Q x K, trong đó:

+ TNC là số ngày công cần thực hiện để hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng

+ Q là khối lượng cần thực hiện của công tác hoặc kết cấu xây dựng

+ K là hệ số chuyển đổi được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia (K thường trong khoảng 1,05¸1,2)

2.2.2. Theo số liệu thống kê của công trình tương tự

Mức hao phí nhân công được tính toán trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, thống kê của công trình đã và đang thực hiện có điều kiện, biện pháp thi công tương tự

2.2.3. Theo số liệu khảo sát thực tế

- Mức hao phí nhân công được xác định theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ,...) và tham khảo các quy định về sử dụng công nhân

- Công thức tính NC = NC = å (tđm x K) x Ktg, trong đó:

+ tđm là mức hao phí nhân công trực tiếp từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc của từng công đoạn hoặc theo dây chuyền công nghệ thi công (giờ công)

+ K là hệ số chuyển đổi được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia (K thường trong khoảng 1,05¸1,2)

+ Ktg = 1/8 (hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công)

2.3. Tính toán hao phí máy thi công

2.3.1. Xác định thành phần hao phí

- Máy thi công chính: là những loại máy có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí máy thi công

- Máy thi công khác: là những loại máy có tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí máy thi công, sẽ được xác định bằng tỷ lệ (%) so với chi phí máy thi công chính

2.3.2. Xác định mức hao phí

- Đối với máy thi công chính: xác định theo công thức M = Kx Kcs x 1/QCM

+ K là hệ số chuyển đổi được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia (K thường trong khoảng 1,05¸1,2)

+ Kcs là hệ số sử dụng năng suất (Kcs > 1)

+ QCM là định mức năng suất máy thi công trong một ca được tính toán theo các phương pháp sau:

* Theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công: công thức tính QCM = NLT x Kt

·  NLT là năng suất lý thuyết trong một ca

·  Kt là hệ số sử dụng thời gian trong một ca làm việc của máy thi công

* Theo số liệu thống kê của công trình đã và đang thực hiện có điều kiện, biện pháp thi công tương tự: công thức tính QCM = mTK/tCM x Ktgm

·  mTK là khối lượng công tác hoặc kết cấu (theo số liệu thống kê, tổng hợp)

·  tCM là thời gian hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu theo số liệu thống kê (giờ máy)

·  Ktgm = 8 (hệ số chuyển đổi từ định mức giờ máy sang ca máy)

* Theo số liệu khảo sát thực tế: công thức tính QCM = mKS/tCM x Ktgm

·  MKS là khối lượng công tác hoặc kết cấu (theo số liệu khảo sát)

·  tCM là thời gian hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu theo số liệu khảo sát (giờ máy)

·  Ktgm = 8 (hệ số chuyển đổi từ định mức giờ máy sang ca máy)

- Đối với máy thi công khác: xác định theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc của công trình tương tự

3. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công

- Các tiết định mức được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hóa thống nhất

- Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:

+ Thành phần công việc: Quy định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc hoàn thành (bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể)

+ Bảng định mức các khoản mục hao phí:

* Vật liệu gồm: các loại vật liệu chính (mô tả rõ tên, chủng loại, quy cách) và vật liệu khác (%)

* Nhân công: cấp bậc công nhân xây dựng bình quân

* Máy thi công gồm: các loại máy thi công chính (mô tả tên, công suất) và máy khác (%)

-1