Chuyên mục:

QUY TRÌNH THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ

Quá trình đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình/cá nhân (chủ nhà) tùy thuộc vào quy mô, tính chất và địa điểm xây dựng được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1. Khảo sát

Chủ nhà căn cứ yêu cầu của thiết kế để quyết định có hoặc không cần thực hiện, mức độ khảo sát cần thiết. Trường hợp có khảo sát thì lưu ý những trường hợp đơn vị khảo sát cần phải có chứng chỉ năng lực phù hợp (xem chi tiết tại đây)

Bước 2. Thiết kế

Công tác thiết kế nhà ở riêng lẻ quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 9 khoản 2 như sau:

1) Đối tượng thực hiện thiết kế:

- Nếu nhà có ít nhất 1 điều kiện dưới đây thì chủ nhà không cần phải thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp (có chứng chỉ năng lực thiết kế) thực hiện:

+ Nhà < 3 tầng (xem quy định về cách tính số tầng nhà)

+ Nhà có tổng diện tích sàn xây dựng < 250 m2

+ Nhà có chiều cao < 12m (xem quy định về cách tính chiều cao nhà)

- Nếu nhà không có ít nhất 1 điều kiện trên thì chủ nhà phải thuê đơn vị có chứng chỉ năng lực phù hợp (xem chi tiết tại đây)

2) Nội dung thiết kế cần đảm bảo phù hợp với các quy định liên quan đến công trình liền kề, xung quanh gồm:

- Xác định ranh giới: theo Bộ luật dân sự điều 175

- Mốc giới ngăn cách: theo Bộ luật dân sự điều 176

- Bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề, xung quanh: theo Bộ luật dân sự điều 177

- Trổ cửa nhìn sang công trình liền kề: theo Bộ luật dân sự điều 178

- Thoát nước mưa: theo Bộ luật dân sự điều 250

- Thoát nước thải: theo Bộ luật dân sự điều 251

- Cấp, thoát nước qua công trình liền kề: theo Bộ luật dân sự điều 252

- Lối đi: theo Bộ luật dân sự điều 254

- Đường dây tải điện, thông tin liên lạc: theo Bộ luật dân sự điều 255

Bước 3. Thẩm tra thiết kế

Nếu nhà ≥ 7 tầng hoặc nhà có ≥ 2 tầng hầm thì phải thẩm tra thiết kế (xem quy định về cách xác định tầng hầm) và trong trường hợp này đơn vị thẩm tra phải có chứng chỉ năng lực tương đương với đơn vị thiết (lưu ý đơn vị thiết kế không được thẩm tra thiết kế do mình lập)

Bước 4. Xin cấp Giấy phép xây dựng

Chủ nhà không phải xin giấy phép xây dựng nếu thuộc 1 trong các trường hợp theo Luật Xây dựng điều 89 khoản 2 gồm:

1)   Cải tạo, sửa chữa nhà không làm thay đổi công năng sử dụng và kết cấu chịu lực

2)   Chỉ cải tạo, sửa chữa bên trong nhà

3) Có đủ tất cả các điều kiện sau:

+ Điều kiện 1: Nhà thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt

+ Điều kiện 2: Nhà không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa

+ Điều kiện 3: Nhà thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây

* Ở khu vực miền núi, hải đảo

* Ở nông thôn < 07 tầng

* Cải tạo, sửa chữa nhà ở khu vực đô thị hoặc trong khu chức năng nhưng không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc

Trường hợp phải xin Giấy phép xây dựng thì thực hiện như sau:

1)   Chủ nhà chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng và nộp hồ sơ cho UBND cấp huyện (theo Luật Xây dựng điều 103 khoản 3)

2)   Thủ tục xem xét cấp Giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 54

Bước 5. Thi công xây dựng

Công tác thi công xây dựng quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 9 khoản 3

1)   Trước khi thi công xây dựng, chủ nhà cần liên hệ với chủ các công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật để làm cơ sở giải quyết tranh chấp (nếu xảy ra) trong quá trình thi công

2)   Nếu nhà ≥ 7 tầng hoặc có ≥ 2 tầng hầm thì thì chủ nhà phải thuê đơn vị thi công có chứng chỉ năng lực phù hợp (xem chi tiết tại đây), đồng thời phải thuê đơn vị giám sát thi công có chứng chỉ năng lực phù hợp (xem chi tiết tại đây)

Bước 6. Kết thúc thi công xây dựng

Các công việc sau khi hoàn thành thi công xây dựng như sau:

1)   Nếu nhà ở có kết hợp sử dụng để sản xuất kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được thì chủ nhà phải thực hiện quy định về phòng cháy chữa cháy như sau:

- Nếu tổng diện tích sản xuất kinh doanh ≥ 300m2 thì thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 5 khoản 1

- Nếu tổng diện tích sản xuất kinh doanh < 300m2 thì thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 5 khoản 2

2)   Chủ nhà lưu trữ tất cả các hồ sơ liên quan để sử dụng khi cần thiết

3)   Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (nếu có nhu cầu)

-1