Thông tư
số 74/2015/TT-BTC Điều 6 Khoản 2
Điều 6. Lập dự toán, sử
dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư và cưỡng chế kiểm đếm,
cưỡng chế thu hồi đất
Nội dung trên
1. Việc lập dự toán kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất
thực hiện như sau:
a) Cùng với việc lập phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường căn cứ mức trích kinh phí theo quy
định tại khoản 4 Điều 3, nội dung chi
quy định tại khoản 1 Điều 4, mức chi
quy định tại Điều 5 Thông tư này và khối
lượng công việc dự kiến phát sinh để
lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện
cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng
chế thu hồi đất.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường gửi dự toán về Sở Tài chính
thẩm định (đối với dự án, tiểu
dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, bao gồm cả trường hợp
dự án, tiểu dự án được ứng vốn từ
Quỹ phát triển đất hoặc tạm ứng
vốn từ Kho bạc Nhà nước); gửi Phòng Tài
chính thẩm định (đối với dự án,
tiểu dự án do Ủy ban nhân dân quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư) để trình Ủy ban nhân dân cùng
cấp phê duyệt.
Đối với dự án sử dụng
nguồn ngân sách trung ương trên địa bàn
địa phương, Sở Tài chính (Phòng Tài chính) gửi
dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí
dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất lấy ý kiến chủ đầu tư dự
án, tiểu dự án trước khi trình Ủy ban nhân dân
cùng cấp phê duyệt. Chủ đầu tư dự án,
tiểu dự án có ý kiến bằng văn bản trong
thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được văn bản xin ý kiến;
b) Khi có quyết định cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường căn cứ nội dung chi quy định
tại khoản 2 Điều 4 và mức chi quy định
tại Điều 5 Thông tư này lập dự toán chi
tiết kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất gửi cơ quan tài chính quy định tại
điểm a khoản này thẩm định trình Ủy ban
nhân dân cùng cấp phê duyệt;
c) Sau khi dự toán đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường
gửi một bản cho Chủ đầu tư dự án,
tiểu dự án hoặc Quỹ phát triển đất
hoặc Kho bạc Nhà nước để phối hợp
thực hiện.
2. Việc sử dụng kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất
thực hiện như sau:
a) Căn cứ dự toán đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt: Chủ đầu tư hoặc Quỹ phát
triển đất hoặc Kho bạc Nhà nước
thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển vốn
ứng hoặc chuyển vốn tạm ứng cho Tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường theo tiến
độ thực hiện.
Trường hợp dự án, tiểu
dự án có yêu cầu cấp bách phải thực hiện
ngay các công việc về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà
dự toán chưa được phê duyệt thì Tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường
được tạm ứng một phần kinh phí
(trừ kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất) từ chủ đầu tư dự án,
tiểu dự án để thực hiện;
b) Người đứng đầu
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có
trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư và cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất
của dự án, tiểu dự án theo đúng dự toán
đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt;
c) Trường hợp thuê đơn
vị cung cấp dịch vụ thực hiện các
dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường thực hiện thanh toán cho đơn
vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng
đã ký;
d) Việc sử dụng, hạch toán kinh
phí tổ chức thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế
kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất thực hiện theo quy định của pháp
luật về ngân sách nhà nước.
Nội dung dưới
3. Việc quyết toán kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất
thực hiện như sau:
a) Quyết toán kinh phí tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc,
kể từ ngày hoàn thành công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng, Tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường có trách nhiệm tập hợp
chứng từ chi phí thực tế đã sử dụng
của từng dự án, tiểu dự án, lập báo cáo
quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đã
nhận và sử dụng của từng dự án, tiểu
dự án gửi cơ quan tài chính quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này để phê
duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước.
Cơ quan tài chính quy định tại điểm
a khoản 1 Điều này phê duyệt quyết toán và có
văn bản thông báo số quyết toán được
duyệt cho chủ đầu tư hoặc Quỹ phát
triển đất; văn bản thông báo này là chứng
từ để thực hiện quyết toán kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư của từng dự án,
tiểu dự án.
- Đối với trường hợp
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường
được giao thực hiện đồng thời
nhiều dự án, tiểu dự án mà các chi phí chung không tách
bạch theo dõi riêng cho từng dự án, tiểu dự án
thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường
tập hợp toàn bộ chi phí chung trong năm tài chính
để phân bổ cho từng dự án, tiểu dự án
theo công thức sau:
Chi phí chung phát sinh trong năm phân bổ
cho từng dự án, tiểu dự án
=
Tổng chi phí chung phát sinh trong năm
của tất cả các dự án, tiểu dự án
x
Chi phí trực tiếp đã thực hiện trong
năm của từng dự án, tiểu dự
án
Tổng chi phí trực tiếp đã
thực hiện trong năm của tất cả các dự án, tiểu dự án
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường lập bảng phân bổ chi phí chung trong
năm cho từng dự án, tiểu dự án (kèm toàn bộ chứng
từ chi phí chung phát sinh trong năm) và chứng từ chi
phí trực tiếp của từng dự án, tiểu dự
án; lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư gửi cơ quan tài chính quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này để phê
duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước.
Cơ quan tài chính quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này phê duyệt quyết
toán và có văn bản thông báo số quyết toán
được duyệt cho chủ đầu tư
hoặc Quỹ phát triển đất; văn bản thông
báo này là chứng từ để thực hiện quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của
từng dự án, tiểu dự án.
Đối với khoản chi phí chung phân
bổ cho từng dự án, tiểu dự án đã
được quyết toán trong năm nhưng việc
bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự
án, tiểu dự án chưa hoàn thành thì ghi nhận
để phục vụ cho việc quyết toán toàn bộ
kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư của dự án,
tiểu dự án khi hoàn thành công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng.
Ví dụ: Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường X được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giao thực hiện
đồng thời nhiệm vụ bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư trong năm 2015 của
04 dự án (A, B, C, D). Kết quả thực hiện
nhiệm vụ đến hết năm 2015 của Tổ
chức X như sau:
(1) Đã hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng mặt bằng của 3/4 Dự án, gồm Dự án A,
B, C. Riêng Dự án D chưa hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng mặt bằng.
(2) Chi phí trực tiếp cho từng Dự
án của Tổ chức X đã chi trong năm 2015 như
sau: Dự án A là 400 triệu đồng; Dự án B là 350
triệu đồng; Dự án C là 300 triệu đồng;
Dự án D là 550 triệu đồng. Tổng chi phí trực
tiếp đã thực hiện trong năm 2015 của cả
04 dự án là: 1.600 triệu đồng
(3) Chi phí chung phát sinh trong năm 2015 chưa
phân bổ của cả 04 dự án tổng số là: 400
triệu đồng
(4) Theo công thức phân bổ chi phí chung nêu
trên, chi phí chung phân bổ cho từng dự án như sau:
- Dự án A = (400 : 1.600) x 400 = 100 (triệu
đồng);
- Dự án B = (400 : 1.600) x 350 = 87,5 (triệu
đồng);
- Dự án C = (400 : 1.600) x 300 = 75 (triệu
đồng);
- Dự án D = (400 : 1.600) x 550 = 137,5
(triệu đồng). Số tiền này sẽ
được sử dụng để quyết toán khi
hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của Dự án
D.
- Xử lý phần chênh lệch giữa
số chi thực tế theo quyết toán được
duyệt so với số kinh phí đã nhận trong
trường hợp quyết toán từng dự án, tiểu
dự án hoặc quyết toán nhiều dự án, tiểu
dự án thực hiện như sau:
+ Trường hợp số chi thực
tế theo quyết toán được duyệt lớn
hơn số kinh phí đã nhận thì Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường được thanh
toán phần chênh lệch nhưng tối đa không quá
mức được trích quy định tại khoản
4 Điều 3 Thông tư này.
+ Trường hợp số chi thực
tế theo quyết toán được duyệt nhỏ
hơn số kinh phí đã nhận thì Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường phải chuyển
trả cho chủ đầu tư (hoặc Quỹ phát
triển đất nếu nhận kinh phí từ Quỹ
phát triển đất) trong thời hạn 30 ngày làm
việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
b) Quyết toán kinh phí tổ chức
thực hiện cưỡng chế kiểm đếm,
cưỡng chế thu hồi đất:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc,
kể từ ngày hoàn thành công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng, Tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường có trách nhiệm báo cáo quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế
kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất gửi cơ quan tài chính quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này để phê
duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước.
Cơ quan tài chính quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này phê duyệt quyết
toán và có văn bản thông báo số quyết toán
được duyệt cho chủ đầu tư
hoặc Quỹ phát triển đất; văn bản thông
báo này là chứng từ để thực hiện quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất của từng dự án, tiểu dự án.
- Phần chênh lệch giữa số chi
theo quyết toán được duyệt và số kinh phí
đã nhận của từng dự án, tiểu dự án
đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng được xử lý theo quy định
tại điểm a khoản này.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường có trách nhiệm quản lý hồ sơ
quyết toán gồm: bản quyết toán đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
toàn bộ chứng từ có liên quan theo quy định
của pháp luật.
------------------------------------------------------------------------
Xem: Toàn văn Thông tư số 74/2015/TT-BTC
ü Phạm vi và đối tượng áp dụng
ü Lược sử áp dụng
o
Từ 19/11/1998 đến 9/1/2005:
Thông tư số 145/1998/TT-BTC
o
Từ 10/1/2005 đến 4/9/2006: Thông
tư số 116/2004/TT-BTC
o
Từ 5/9/2006 đến 31/5/2010: Thông
tư số 116/2004/TT-BTC được sửa đổi
bởi Thông tư số 69/2006/TT-BTC
o
Từ 1/6/2010 đến 30/6/2015: Thông
tư số 57/2010/TT-BTC
o
Từ 1/7/2015 đến nay: Thông
tư số 74/2015/TT-BTC