Thông tư 121/2021/TT-BQP
Điều 19. Dọn mặt bằng
1. Nội dung công việc.
a) Phát dọn sạch dây leo, cỏ rác, cây có đường kính từ 10 cm trở xuống (gốc cây còn lại không cao quá 5 cm), cây có đường kính lớn hơn 10 cm chỉ được chặt phá khi có tín hiệu phải xử lý nằm dưới gốc cây;
b) Thu dọn các chướng ngại vật trên toàn bộ mặt bằng phải đưa ra khỏi phạm vi thi công RPBM;
c) Kiểm tra, xử lý thu dọn sạch tín hiệu trên mặt đất.
2. Dọn mặt bằng bằng thủ công khu vực là bãi mìn
a) Trường hợp áp dụng: các khu vực là bãi mìn còn sót lại sau chiến tranh hoặc mìn mới bố trí;
b) Trang bị gồm: thiết bị bảo vệ người; dao phát, dụng cụ làm tay; trang bị kiểm tra BMVN; máy dò mìn; cọc tiêu, biển báo, dao, kéo cắt cây;
c) Trình tự thực hiện:
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, căn cứ vào các mốc dấu và hành lang an toàn, tiến hành triển khai đội hình;
- Phát dọn mặt bằng đồng thời với dò tìm đến độ sâu 0,07 m theo đúng yêu cầu kỹ thuật, di chuyển các chướng ngại vật ra khỏi vị trí thi công RPBM trong ngày.
3. Dọn mặt bằng bằng thủ công khu vực không phải là bãi mìn
a) Trường hợp áp dụng: các khu vực phải RPBM thuộc mọi loại địa hình;
b) Trang bị gồm: thiết bị bảo vệ người, máy cắt cỏ, dao phát và dụng cụ làm tay; trang bị kiểm tra BMVN; cọc dấu, biển báo;
c) Trình tự thực hiện:
- Đóng cọc chia nhỏ khu vực thành các ô có kích thước khoảng (25x25) m hoặc (50x50) m tùy theo địa hình khu vực (chiều dài 25 m hoặc 50 m, kích thước tùy theo chiều rộng của khu vực thi công RPBM);
- Phát dọn mặt bằng sạch cây theo đúng yêu cầu kỹ thuật, di chuyển các chướng ngại vật ra khỏi vị trí thi công RPBM trong ngày.
4. Dọn mặt bằng bằng thủ công kết hợp đốt bằng xăng, dầu
a) Trường hợp áp dụng: các khu vực có hoặc không có bãi mìn nhưng có nhiều cây, dây leo khi được cơ quan có thẩm quyền quản lý rừng của khu vực cho phép;
b) Trang bị gồm: thiết bị bảo vệ người, dao phát và dụng cụ làm tay; trang bị kiểm tra BMVN; cọc tiêu, biển báo; xăng, dầu và dụng cụ phun xăng dầu;
c) Trình tự thực hiện:
- Phát dọn cây, dây leo mở các đường có chiều rộng từ 2 m đến 4 m để chia nhỏ khu vực thành các ô có kích thước (25x25) m hoặc (50x50) m tùy theo địa hình khu vực (chiều dài 25 m hoặc 50 m, kích thước tùy theo chiều rộng của khu vực thi công RPBM);
- Phun xăng, dầu đốt hết cây, dây leo trong từng ô vào thời điểm thích hợp;
- Phát dọn cây và đưa chướng ngại vật ra ngoài khu vực RPBM trong từng ô (tiến hành đồng thời với bước RPBM đến độ sâu 0,07 m hoặc 0,3 m tại cùng một điểm đứng).
5. Dọn mặt bằng bằng thủ công kết hợp với thuốc nổ
a) Trường hợp áp dụng: khu vực là bãi mìn có hàng rào dây thép gai nguy hiểm khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
b) Trang bị và vật tư chủ yếu: thiết bị bảo vệ người, dao phát và dụng cụ làm tay; trang bị kiểm tra BMVN; cọc dấu, biển báo; thuốc nổ, hỏa cụ, khí tài gây nổ và các vật tư khác.
c) Trình tự thực hiện:
- Dùng lượng nổ dài để phá hàng rào hoặc khu vực nguy hiểm; mở đường công vụ có chiều rộng từ 2 m đến 4 m, đóng cọc chia nhỏ khu vực thành các ô có kích thước (25 m x 25 m) hoặc (50 m x 50 m) tùy theo địa hình khu vực (kích thước chiều dài 25 m hoặc 50 m, chiều rộng tùy theo chiều rộng của khu vực thi công RPBM).
- Phát dọn cây, chướng ngại vật đưa ra ngoài khu vực RPBM trong từng ô (tiến hành đồng thời với bước RPBM đến độ sâu 0,07 m hoặc 0,3 m tại cùng một điểm đứng), đối với khu vực là bãi mìn.
Điều 20. Rà phá bom mìn vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 0,07 m
1. Trường hợp áp dụng: khu vực là bãi mìn có các loại mìn vỏ nhựa ít kim loại mà máy dò hiện nay khó phát hiện; khu vực là bãi mìn có lẫn nhiều vật nhiễm từ.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, cờ đuôi nheo nhỏ màu đỏ và trắng; bộ dụng cụ làm tay; chốt an toàn; dụng cụ thu gom.
3. Trình tự thực hiện:
a) Từ mép đường chia ô dò, dùng dây đánh dấu dải dò hoặc cờ đuôi nheo màu trắng đánh dấu đường dò (rộng từ 1 đến 1,5 m), dò đến đâu đánh dấu đến đó, khoảng cách 1,5 m cắm một cờ. Chỉ cắm cờ đánh dấu đường biên của dải dò thứ nhất, các dải dò tiếp theo sử dụng cờ biên của dải dò thứ nhất (tiếp giáp) cắm sang biên phía chưa dò theo kiểu cuốn chiếu;
b) Dùng thuốn kết hợp với quan sát bằng mắt thường để tìm mìn, vật nổ theo đúng yêu cầu kỹ thuật (thuốn từ gần đến xa, từ trái qua phải và ngược lại; mũi thuốn nghiêng một góc từ 30° đến 40° so với mặt đất tự nhiên; thuốn theo hình hoa mai các mũi thuốn cách nhau 0,03 m đến 0,05 m, sâu từ 0,07 m đến 0,1 m);
c) Khi có tín hiệu phải thuốn kiểm tra xác định tín hiệu, sau đó tiến hành đào kiểm tra tín hiệu theo đúng kỹ thuật.
Trường hợp tín hiệu là mìn, vật nổ thì xử lý an toàn, thu gom về nơi quy định, nếu không an toàn cho thu gom hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu bằng cờ màu đỏ chờ xử lý sau;
Trường hợp tín hiệu không phải là mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định.
d) Khi có nhiều người cùng dò tìm trong một khu vực diện tích thì khoảng cách giữa 2 người gần nhất phải ≥ 15 m.
Điều 21. Rà phá bom mìn vật nổ bằng máy dò mìn đến độ sâu 0,3 m hoặc đến 0,5 m
1. Trường hợp áp dụng: khu vực phải RPBM đến độ sâu khác nhau bao gồm: bãi mìn sau khi đã dò tìm, xử lý đến độ sâu 0,07 m; khu vực không phải là bãi mìn (độ sâu 0,5 m áp dụng cho dự án đất lâm nghiệp và chỉ thực hiện khi có yêu cầu của chủ đầu tư).
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò mìn, thuốn, cờ đuôi nheo nhỏ màu đỏ, cọc gỗ và dây đánh dấu đường dò.
3. Trình tự thực hiện:
a) Cắm cọc căng dây đánh dấu dải dò, mỗi dải dò rộng từ 1 m đến 1,5 m (tùy theo tính năng của các loại máy dò để xác định dải dò cho phù hợp).
b) Dùng máy dò mìn tiến hành dò theo đúng kỹ thuật (dò từ trái sang phải và ngược lại; vệt dò sau phải trùm lên 1/3 vệt dò trước; đường dò sau phải lấn sang đường dò trước 10 cm).
c) Khi máy dò chỉ thị có tín hiệu, dò thành vệt chữ thập phía trên vị trí có tín hiệu để xác định tâm tín hiệu, dùng cờ màu đỏ đánh dấu sát bên cạnh tâm tín hiệu.
d) Khi có nhiều máy dò cùng hoạt động trên một khu vực thì các máy phải cách nhau từ 7 m trở lên để tránh gây nhiễu.
Điều 22. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 0,3 m
1. Trường hợp áp dụng: tín hiệu đã được phát hiện và đánh dấu.
2. Trang bị: trang thiết bị bảo vệ người, máy dò mìn, thuốn, xẻng, dao găm; chốt an toàn; dụng cụ thu gom.
3. Trình tự thực hiện:
a) Dùng máy dò mìn và thuốn kiểm tra tại vị trí tín hiệu đã đánh dấu, xác định chính xác vị trí và kích thước tín hiệu. Dùng xẻng đào hố có kích thước tùy theo độ lớn và độ sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kiểm tra bằng máy dò), thận trọng bóc dần từng lớp đất từ trên xuống và từ mép vào tim hố, vừa đào vừa kiểm tra. Khi thấy tín hiệu thì dùng dụng cụ cầm tay để bới đất cho lộ hẳn vật gây tín hiệu;
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu, nếu không phải là BMVN thì thu gom về nơi quy định; nếu là BMVN có khả năng xử lý tại chỗ an toàn thì xử lý, thu gom về nơi quy định. Trường hợp tín hiệu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu lại để hủy tại chỗ vào cuối buổi thi công (đối với các loại bom lớn phải có kế hoạch xử lý riêng);
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, phải dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Điều 23. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 0,5 m
1. Trường hợp áp dụng: tín hiệu đã được phát hiện và đánh dấu.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò, thuốn dò mìn, xẻng, dao găm; chốt an toàn; dụng cụ thu gom.
3. Trình tự thực hiện:
a) Dùng máy dò mìn và thuốn kiểm tra tại vị trí tín hiệu đã đánh dấu, xác định chính xác vị trí và kích thước tín hiệu. Dùng xẻng đào hố có kích thước tùy theo độ lớn và độ sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kiểm tra bằng máy dò), thận trọng bóc dần từng lớp đất từ trên xuống và từ mép vào tim hố, vừa đào vừa kiểm tra. Khi thấy tín hiệu thì dùng dụng cụ cầm tay để bới đất cho lộ hẳn vật gây tín hiệu;
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu, nếu không phải là BMVN thì thu gom về nơi quy định; nếu là BMVN có khả năng xử lý tại chỗ an toàn thì xử lý, thu gom về nơi quy định. Trường hợp tín hiệu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu lại để hủy tại chỗ vào cuối buổi thi công (đối với các loại bom lớn phải có kế hoạch xử lý riêng);
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu cần phải dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
1. Trường hợp áp dụng: khu vực phải RPBM đến độ sâu 1 m, đến 3 m, đến 5 m hoặc đến 10 m sau khi đã dò tìm, xử lý ở độ sâu đến 0,3 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại trở xuống. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Quy trình kỹ thuật này.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò bom, cờ màu đỏ, cọc gỗ và dây.
3. Trình tự thực hiện:
a) Chuẩn bị máy dò, kiểm tra, điều chỉnh máy dò cho phù hợp với độ nhiễm từ của đất trong khu vực;
b) Đóng cọc căng dây đánh dấu dải dò, mỗi dải dò có chiều rộng là 1 m;
c) Dùng máy dò bom tiến hành dò theo đúng kỹ thuật để phát hiện hết các tín hiệu đến độ sâu yêu cầu. Khi máy dò chỉ thị có tín hiệu ở phía dưới (thông qua độ lệch của kim đồng hồ và thay đổi âm thanh của máy), tiến hành dò rộng ra xung quanh vị trí nghi ngờ để kiểm tra, xác định tâm tín hiệu, dùng cờ màu đỏ cắm sát bên cạnh vị trí tâm tín hiệu để đánh dấu chờ xử lý.
d) Khi có trên 2 máy cùng dò tìm trong một khu vực diện tích thì khoảng cách giữa 2 máy gần nhau tối thiểu ≥ 7 m để tránh các máy gây nhiễu.
Điều 25. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m
1. Trường hợp áp dụng: tín hiệu đã được phát hiện và đánh dấu ở độ sâu từ lớn hơn 0,3 m đến 1 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại trở xuống (độ sâu 1 m áp dụng cho dự án đất lâm nghiệp và chỉ thực hiện khi có yêu cầu của chủ đầu tư)
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò bom, thuốn, xẻng, dao găm, chốt an toàn, thuốc nổ, hỏa cụ, khí tài gây nổ, dụng cụ thu gom, máy bơm nước và phụ kiện đi kèm.
3. Trình tự thực hiện:
a) Kiểm tra và dùng dụng cụ làm tay thận trọng đào bới tại xung quanh vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu. Đào từ ngoài vào trong, kích thước hố đào tùy theo độ lớn và độ sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kiểm tra bằng máy dò) để quyết định; khi gần tới vật gây tín hiệu phải đào thành từng lớp có độ dầy tối đa 0,1 m, kết hợp máy dò và thuốn kiểm tra xung quanh vị trí tâm tín hiệu trước khi đào lớp tiếp theo cho đến khi lộ toàn bộ vật gây tín hiệu;
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu, nếu không phải là BMVN thì thu gom về nơi quy định; nếu là BMVN có khả năng xử lý tại chỗ an toàn thì xử lý, thu gom về nơi quy định. Trường hợp tín hiệu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu lại để hủy tại chỗ vào cuối buổi thi công (đối với các loại bom lớn phải có kế hoạch xử lý riêng);
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, phải dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Điều 26. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3 m
1. Trường hợp áp dụng: tín hiệu đã được phát hiện và đánh dấu ở độ sâu từ lớn hơn 0,3 m đến 3 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại trở xuống.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò bom; thuốn, xẻng, dụng cụ làm tay; chốt an toàn; thuốc nổ, hỏa cụ, khí tài gây nổ; dụng cụ thu gom; máy bơm nước và phụ kiện đi kèm.
3. Trình tự thực hiện:
a) Kiểm tra và dùng dụng cụ cầm tay thận trọng đào bới tại xung quanh vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu. Đào từ ngoài vào trong, kích thước hố đào tùy theo độ lớn và độ sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kiểm tra bằng máy dò) khi gần tới vật gây tín hiệu phải kết hợp máy dò và thuốn kiểm tra xung quanh vị trí tâm tín hiệu trước khi đào lớp tiếp theo cho đến khi lộ toàn bộ vật gây tín hiệu;
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu, nếu không phải là BMVN thì thu gom về nơi quy định; nếu là BMVN có khả năng xử lý tại chỗ an toàn thì xử lý, thu gom về nơi quy định. Trường hợp tín hiệu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu lại để hủy tại chỗ vào cuối buổi thi công (đối với các loại bom lớn phải có kế hoạch xử lý riêng);
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, phải dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Điều 27. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5 m
1. Trường hợp áp dụng: tín hiệu đã được phát hiện và đánh dấu ở độ sâu từ lớn hơn 0,3 m đến 5 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại trở xuống.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò bom, thuốn, xẻng, dụng cụ làm tay, thuốc nổ, hỏa cụ và khí tài gây nổ, dụng cụ thu gom, máy bơm nước và phụ kiện đi kèm, các loại vật tư làm kè chắn chống sạt lở.
3. Trình tự thực hiện:
a) Kiểm tra và dùng dụng cụ cầm tay thận trọng đào bới xung quanh vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu. Đào từ ngoài vào trong, kích thước hố đào tùy độ lớn và độ nằm sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kiểm tra bằng máy dò) khi gần tới vật gây tín hiệu phải đào thành từng lớp, kết hợp máy dò và thuốn kiểm tra tại vị trí tâm tín hiệu trước khi đào lớp tiếp theo cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra (Căn cứ vào địa chất khu vực tín hiệu để có biện pháp đánh bậc thang theo mái ta luy hay kè thành hố đào bằng gỗ để tránh sạt lở và tiến hành biện pháp bơm nước);
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu, nếu không phải là BMVN thì thu gom về nơi quy định; nếu là BMVN có khả năng xử lý tại chỗ an toàn thì xử lý, thu gom về nơi quy định. Trường hợp tín hiệu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu lại để hủy tại chỗ vào cuối buổi thi công (đối với các loại bom lớn phải có kế hoạch xử lý riêng);
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, phải dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Điều 28. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 10 m
1. Trường hợp áp dụng: tín hiệu đã được phát hiện và đánh dấu ở độ sâu từ lớn hơn 0,3 m đến 10 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại trở xuống.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò bom, thuốn, xẻng, dao găm và thiết bị đào đất bằng cơ giới, thuốc nổ, hỏa cụ và khí tài gây nổ, dụng cụ thu gom, máy bơm nước và phụ kiện đi kèm, các loại vật tư làm kè chắn chống sạt lở.
3. Trình tự thực hiện:
a) Chuẩn bị, kiểm tra và dùng dụng cụ cầm tay và thiết bị đào đất bằng cơ giới thận trọng đào bới tại xung quanh vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu. Đào từ ngoài vào trong, kích thước hố đào rộng hẹp tùy theo độ lớn và độ nằm sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kiểm tra bằng máy dò) để quyết định; khi gần tới vật gây tín hiệu phải đào bằng thủ công kết hợp máy dò và thuốn kiểm tra xung quanh vị trí tâm tín hiệu trước khi đào lớp tiếp theo cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra (Căn cứ vào tình hình địa chất khu vực để có các biện pháp đánh bậc thang theo mái ta luy hay kè thành hố đào bằng gỗ để đề phòng đất sạt lở);
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu, nếu không phải là BMVN thì thu gom về nơi quy định; nếu là BMVN có khả năng xử lý tại chỗ an toàn thì xử lý, thu gom về nơi quy định. Trường hợp tín hiệu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu lại để hủy tại chỗ vào cuối buổi thi công (đối với các loại bom lớn phải có kế hoạch xử lý riêng);
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu cần phải dùng máy kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự đã nêu trên.
Điều 29. Rà phá bom mìn vật nổ ở độ sâu từ trên 5 m đến 10 m bằng phương pháp khoan lỗ
1. Điều kiện thực hiện
- Khu vực có địa chất phức tạp, nhiều mảnh, vật kim loại trong lòng đất mà máy dò bom khó phát hiện tín hiệu nghi ngờ là BMVN ở độ sâu từ lớn hơn 5 m đến 10 m.
- Những dự án có tầm quan trọng đặc biệt hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư.
2. Trường hợp áp dụng: khu vực phải RPBM ở độ sâu từ trên 5 m đến 10 m sau khi đã RPBM ở độ sâu đến 5 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại trở xuống.
3. Trang bị: máy khoan và thiết bị đồng bộ, ống nhựa đường kính tối thiểu 76 mm; máy dò bom, cờ đỏ đánh dấu tín hiệu, cọc gỗ và dây đánh dấu đường dò, thuốn, xẻng, dao găm và thiết bị đào đất bằng cơ giới, thuốc nổ, hỏa cụ và khí tài gây nổ, dụng cụ thu gom, máy bơm nước và phụ kiện đi kèm, các loại vật tư làm kè chắn chống sạt lở.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tiến hành căng dây đánh dấu vị trí lỗ khoan, với khoảng cách giữa các lỗ khoan trong hàng và giữa các hàng là 2 m, tùy độ sâu cần dò tìm, xử lý để quyết định độ sâu khoan và số lần khoan, nhưng chiều sâu tối đa của lỗ khoan là 5 m, không được khoan đến độ sâu 10 m. Đường kính lỗ khoan tối thiểu 80 mm, thành các lỗ khoan phải được bảo vệ bằng hệ thống ống nhựa có đường kính tối thiểu 76 mm hoặc vật liệu khác.
b) Sau khi khoan lỗ, lồng ống nhựa vào lỗ khoan xong, tiến hành RPBM theo thứ tự các bước như RPBM trên cạn với phương pháp thả đầu dò vào trong lỗ khoan, ghi và phân tích các số liệu đo (bao gồm cả số liệu của các lỗ khoan lân cận) để phát hiện các tín hiệu. Việc đào, xử lý các tín hiệu theo quy định tại Điều 28 Quy trình này.
Điều 30. Hủy nổ bom mìn vật nổ tại chỗ
1. Trường hợp áp dụng: bom mìn, vật nổ phát hiện được nhưng không an toàn cho thu gom, vận chuyển bắt buộc phải hủy tại chỗ.
2. Trang bị: trang thiết bị bảo hộ lao động, máy dò mìn, thuốn, dao găm, xẻng, thuốc nổ, hỏa cụ và khí tài gây nổ.
3. Trình tự thực hiện:
a) Dùng lượng nổ tập trung đặt trực tiếp vào BMVN cần hủy và gây nổ;
b) Sau khi đã hủy nổ xong, phải kiểm tra kết quả hủy nổ và vị trí phát hiện tín hiệu để bảo đảm sạch tín hiệu. Trường hợp còn sót BMVN thì phải tiến hành xử lý tiếp theo quy định tại Mục này;
c) Kiểm tra, thu gom trang bị, khí tài gây nổ và mảnh vụn (nếu có) ra khỏi khu vực thi công.