NỘI DUNG QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG
CỦA ĐƠN VỊ THI CÔNG
Công tác quản lý thi công xây dựng
bao gồm: quản lý về chất lượng, khối
lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi
trường
Đơn vị thi công thực hiện
như sau:
1. Quản lý chất lượng
thi công
Thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều
13 như sau:
1)
Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng
xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có) và thiết kế
được duyệt
2)
Thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện
sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng
xây dựng so với điều kiện thực tế
trong quá trình thi công
3)
Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng
do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế
và quy định của hợp đồng xây dựng
4)
Lập Hồ sơ quản lý chất lượng
phù hợp với thời gian thực hiện thực tế
tại công trường
6)
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà
thầu (hoặc do nhà thầu thuê) phải đủ điều
kiện năng lực và phải trực tiếp thực
hiện công tác thí nghiệm
7)
Thực hiện trắc đạc, quan trắc
công trình theo yêu cầu thiết kế
và Thông tư 10/2021/TT-BXD điều
3
8)
Giám sát công việc do nhà thầu phụ thực hiện
(nếu có)
9)
Dừng thi công khi:
- Phát hiện
có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc
xảy ra sự cố công trình
- Phát hiện
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố
gây mất an toàn lao động
10)
Khắc sai sót, khiếm khuyết, sự cố
công trình, hậu quả tai nạn lao động, sự cố
gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công
11)
Lập nhật ký
thi công theo Nghị
định 06/2021/NĐ-CP Phụ lục IIA
12)
Lập bản
vẽ hoàn công theo Nghị
định 06/2021/NĐ-CP Phụ lục IIB
13)
Báo cáo chủ
đầu tư về chất lượng thi công xây dựng theo quy định
của hợp đồng và quy định của pháp
luật
14)
Tổ chức
lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công
đối với phần việc do mình thực hiện
2. Quản lý khối lượng
thi công
Thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều
17 như sau:
1)
Thực hiện
theo đúng hồ sơ thiết kế được
duyệt
2)
Tính toán, xác
nhận khối lượng thi công với chủ
đầu tư và tư vấn giám sát theo thời gian
hoặc giai đoạn thi công, đối chiếu với
khối lượng thiết kế được
duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán
theo hợp đồng
3)
Khi có khối
lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán
được duyệt thì báo cáo chủ đầu tư
xem xét để xử lý để làm cơ sở thanh
toán, quyết toán hợp đồng
3. Quản lý tiến độ thi
công
Thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 18 như sau:
1)
Tự theo dõi, giám
sát tiến độ thi công và đề xuất điều
chỉnh (nếu cần thiết)
2)
Báo cáo chủ
đầu tư về tiến độ thi công theo quy
định của hợp đồng hoặc báo cáo
đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu
tư
4. Quản lý an toàn lao động
Thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 13 khoản
18 như sau:
1)
Triển khai thực hiện kế hoạch
tổng hợp về an toàn lao động đã
được chủ đầu tư chấp thuận và
đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù
hợp với thực tế thi công
2)
Hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát người lao động
sử dụng đúng và đủ dụng cụ,
phương tiện bảo hộ và các yêu cầu về an
toàn lao động
3)
Khi phát hiện vi
phạm các quy định về quản lý an toàn lao
động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động, sự cố gây mất an toàn lao động
phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp
thời
4)
Quyết
định việc tạm dừng thi công khi có nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất
an toàn lao động
5)
Đình chỉ tham
gia lao động đối với người lao
động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an
toàn hoặc vi phạm các quy định về sử
dụng dụng cụ, phương tiện bảo hộ
và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường
hoặc giám đốc dự án
6)
Tham gia ứng
cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự
cố gây mất an toàn lao động
5. Quản
lý môi trường thi công
Thực hiện các nội dung theo Thông tư 02/2018/TT-BXD điều 4 như sau:
1)
Thực hiện theo
kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường
và các quy định về bảo vệ môi trường
2)
Dừng thi công xây
dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô
nhiễm, sự cố môi trường
nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục
trước khi tiếp tục thi công