NỘI DUNG THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH
THIẾT KẾ SAU THIẾT KẾ CƠ SỞ CỦA
DỰ ÁN KHÔNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ
QUAN CHỦ TRÌ THẨM ĐỊNH
Cơ quan chủ
trì thẩm định là chủ đầu tư (hoặc
cơ quan trực thuộc người quyết
định đầu tư, nếu được quy
định trong quyết định đầu tư)
thực hiện như sau:
1)
Trường
hợp cần thẩm tra/thẩm tra bổ sung thiết kế
xây dựng để phục vụ thẩm định thì:
- Cơ quan chủ trì thẩm
định gửi văn bản đề nghị chủ
đầu tư thực hiện
- Chủ
đầu tư tổ chức thẩm tra thiết kế và gửi
kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng
2)
Căn cứ văn
bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng (CQCMVXD)
thông báo kết quả thẩm định (đối
với công trình phải thẩm định thiết kế
tại CQCMVXD), kết quả thẩm tra thiết kế
(nếu có), hồ sơ thiết kế xây dựng sau
thiết kế cơ sở và các tài liệu liên quan, cơ
quan chủ trì thẩm
định thực hiện thẩm
định các nội dung như sau:
- Đối với công trình ảnh
hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng
đồng, thẩm
định các nội dung theo Luật Xây
dựng điều 83 khoản 3:
+ Nếu công trình xây dựng tại
khu vực đã có quy hoạch thì thẩm định các
nội dung gồm:
* Sự đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng
thiết kế và quy định của pháp luật
* Sự phù hợp với yêu cầu
về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu
có)
* Sự tuân thủ quy định
của pháp luật về lập thiết kế;
điều kiện năng lực hoạt động xây
dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát,
thiết kế
* Sự phù hợp của thiết
kế xây dựng với thiết kế cơ sở đã
được thẩm định
* Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ
thuật và quy định của pháp luật về áp
dụng tiêu chuẩn trong thiết kế
* Kiểm tra việc thực
hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và
bảo vệ môi trường và các yêu cầu khác theo quy
định của pháp luật có liên quan
+ Nếu công trình xây dựng tại
khu vực không có quy hoạch thì thẩm định các
nội dung gồm:
* Sự đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng
thiết kế và quy định của pháp luật
* Sự phù hợp với yêu cầu
về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu
có)
- Đối với các công trình khác
thì thẩm định các nội dung theo yêu cầu của
chủ đầu tư