Chuyên mục:

LẬP VÀ PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN GÓI THẦU TƯ VẤN THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư tự quyết định việc lập và phê duyệt dự toán gói thầu (nếu cần thiết)

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và dự án PPP, dự toán gói thầu phải được xác định trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 16 khoản 1), trình tự thực hiện như sau:

1. Lập và trình dự toán gói thầu

1) Đơn vị lập dự toán gói thầu tiến hành thực hiện:

+ Lập dự toán theo Thông tư 11/2021/TT-BXD điều 6 khoản 4

+ Tùy phạm vi công việc cần thẩm tra, có các loại dự toán gói thầu sau đây:

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế sơ bộ

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công công trình thiết kế 1 bước

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thiết kế 1 bước

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế sau thiết kế cơ sở

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế và dự toán xây dựng sau thiết kế cơ sở

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công công trình thiết kế 3 bước

* Dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thiết kế 3 bước

2) Trình dự toán gói thầu:

+ Trường hợp thuê tư vấn trong nước thẩm tra: căn cứ kết quả lập dự toán gói thầu, tổ chức/cá nhân trực thuộc chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án trình dự toán gói thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án

+ Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra: căn cứ kết quả lập dự toán gói thầu, chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án trình dự toán gói thầu lên người quyết định đầu tư (nếu người quyết định đầu tư là Thủ tướng thì trình lên người đứng đầu cơ quan chủ quản)

Xem Tờ trình phê duyệt dự toán gói thầu

2. Thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu

Nội dung thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 18 khoản 3 như sau:

2.1. Thẩm định dự toán gói thầu

1) Đơn vị thẩm định:

+ Trường hợp thuê tư vấn trong nước thẩm tra thì người đứng đầu chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án giao tổ chức/cá nhân trực thuộc thẩm định

+ Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra thì người quyết định đầu tư hoặc người đứng đầu cơ quan chủ quản (nếu người quyết định đầu tư là Thủ tướng) giao cơ quan chuyên môn thẩm định

2) Nội dung thẩm định gồm:

+ Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán

+ Kiểm tra kết quả thẩm tra dự toán (nếu có)

+ Sự phù hợp của nội dung dự toán; phương pháp xác định dự toán

+ Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự (nếu có)

+ Xác định giá trị dự toán đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định

+ Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí so với giá trị dự toán đề nghị thẩm định

3) Báo cáo kết quả thẩm định: xem mẫu Báo cáo thẩm định

2.2. Phê duyệt dự toán gói thầu

1) Thẩm quyền phê duyệt:

+ Trường hợp thuê tư vấn trong nước thẩm tra thì người đứng đầu chủ đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án phê duyệt

+ Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra thì người quyết định đầu tư hoặc người đứng đầu cơ quan chủ quản (nếu người quyết định đầu tư là Thủ tướng) phê duyệt

2) Căn cứ phê duyệt:

+ Tờ trình phê duyệt kèm theo dự toán đã chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định

+ Báo cáo thẩm định dự toán

+ Các tài liệu liên quan

3) Quyết định phê duyệt: xem mẫu Quyết định phê duyệt

-1