Chuyên mục:

NHỮNG CÔNG VIỆC TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Dự án lập Báo cáo nghiên cứu khả thi là dự án không thuộc trường hợp theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 3

Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng triển khai sau khi dự án được phê duyệt và quyết định đầu tư, bao gồm các công việc theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 4 khoản 1 điểm b, cụ thể như sau:

1.   Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

Tùy thuộc từng dự án, công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng bao gồm các công việc sau đây:

1.1.  Bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trừ dự án của nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc dự án mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất, các dự án khác phải thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai

Trình tự thủ tục thực hiện tùy thuộc mục đích đầu tư dự án bao gồm các trường hợp như sau:

1)   Đối với dự án thuộc trường hợp theo Luật Đất đai điều 72 khoản 1 thì thực hiện thủ tục trưng dụng đất

2)   Đối với dự án thuộc trường hợp theo Luật Đất đai điều 61, 62 thì thực hiện thủ tục thu hồi đất

3)   Đối với dự án thuộc các trường hợp khác thì thủ tục thực hiện tùy thuộc tính chất của từng loại đất

1.2.  Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trừ dự án mà chủ đầu tư đã có quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng đất phù hợp với dự án, các dự án khác tùy từng trường hợp thực hiện thủ tục như sau:

1)   Đối với dự án thuộc trường hợp theo Luật Đất đai điều 54 thì thực hiện thủ tục giao đất không thu tiền sử dụng đất

2)   Đối với dự án thuộc trường hợp theo Luật Đất đai điều 55 thì thực hiện thủ tục giao đất có thu tiền sử dụng đất

3)   Đối với dự án thuộc trường hợp theo Luật Đất đai điều 56 thì thực hiện thủ tục thuê đất

4)   Đối với dự án thuộc trường hợp theo Luật Đất đai điều 57 thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

1.3.  Phá dỡ, di dời công trình xây dựng

Trường hợp công trình thuộc sở hữu của chủ đầu tư cần phá dỡ hoặc di dời để chuẩn bị mặt bằng xây dựng thì thực hiện thủ tục như sau:

1)   Đối với công trình cần phá dỡ thì thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 42

2)   Đối với công trình cần di dời thì thực hiện theo Luật Xây dựng điều 117

2.   Rà phá bom mìn vật nổ

Trừ dự án thuộc khu vực đã được rà phá bom mìn vật nổ hoặc đã được cơ quan chức năng thực hiện công tác điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ và có kết luận là không có khả năng ô nhiễm bom mìn vật nổ, các dự án khác phải thực hiện công tác rà phá bom mìn vật nổ theo Nghị định 18/2019/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng

3.   Khảo sát, thiết kế xây dựng

Công tác khảo sát được thực hiện để phục vụ thiết kế sau thiết kế cơ sở, căn cứ tài liệu khảo sát đã thực hiện ở giai đoạn thiết kế cơ sở và yêu cầu thiết kế để thực hiện các công tác khảo sát bổ sung (nếu cần thiết) gồm: khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, khảo sát hiện trạng, kiểm định chất lượng công trình (đối với cải tạo, sửa chữa, nâng cấp)

Công tác thiết kế xây dựng thực hiện tùy thuộc số bước thiết kế mà người quyết định đầu tư đã quyết định khi phê duyệt dự án, gồm:

1)   Thiết kế FEED (thực hiện theo thông lệ quc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ)

2)   Thiết kế kỹ thuật (thực hiện đối với công trình thiết kế 3 bước)

3)   Thiết kế bản vẽ thi công

4)   Thiết kế khác theo thông lệ quốc tế (nếu có)

4.   Chuẩn bị thi công xây dựng

Các công tác chuẩn bị bao gồm:

1)   Lựa chọn các nhà thầu (xây lắp, mua sắm, giám sát thi công) có đủ điều kiện năng lực theo quy định

2)   Mua bảo hiểm công trình xây dựng (bắt buộc đối với các công trình theo Nghị định 119/2015/NĐ-CP điều 4 khoản 1)

3)   Xin giấy phép xây dựng (trừ các trường hợp theo Luật Xây dựng điều 89 khoản 2)

4)   Chuẩn bị công trường theo Lut Xây dng điu 109

5)   Thông báo khởi công theo Lut Xây dng điu 107 khon 1 đim e

6)   Các công việc cần thiết khác

5.   Tổ chức thi công xây dựng

Quá trình thi công xây dựng phải thực hiện theo các quy định về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường

Nội dung thực hiện theo Luật Xây dựng và Nghị định 06/2021/NĐ-CP

6.   Nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình xây dựng

Các công việc cần thực hiện trước khi nghiệm thu bao gồm:

1)   Vận hành, chạy thử công trình (nếu có quy định trong hợp đồng xây dựng, chỉ dẫn thiết kế, sổ tay vận hành)

2)   Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (đối với các công trình theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 15 khoản 1)

3)   Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (đối với các trường hợp theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 17 khoản 1)

4)   Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo Ngh đnh 06/2021/NĐ-CP điu 26

5)   Kiểm tra công tác nghiệm thu (đối với các trường hợp thuộc Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 24 khoản 1)

Tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 23

7.   Bàn giao công trình xây dựng

Việc bàn giao công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 27

8.   Các công việc khác

1) Đăng ký thông tin chuyển giai đoạn dự án đầu tư (đối với các dự án đã đăng ký mã số dự án đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư): nội dung thực hiện theo Thông tư 185/2015/TT-BTC điều 12

2) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

3) Thẩm duyệt thiết kế PCCC (đối với công trình thuộc Ngh đnh 136/2020/NĐ-CP Ph lc V)

4) Thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, điều chỉnh thiết kế (nếu có)

5) Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thi công (nếu có)

6) Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư

7) Quản lý chi phí đầu tư, đấu thầu và hợp đồng xây dựng

-1