LẬP VÀ ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các dự án
thuộc Nghị
định 18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 1 phải lập và đăng ký
kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Lập kế hoạch bảo vệ
môi trường
Chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án
tự lập hoặc thuê tư vấn lập kế hoạch
bảo vệ môi trường. Trường hợp thuê tư vấn lập kế hoạch
bảo vệ môi trường thì trình tự thực hiện
như sau:
1)
Lập
và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn lập kế
hoạch bảo vệ môi trường (đối với dự
án có sử dụng vốn nhà nước và dự án PPP)
2)
Lựa
chọn đơn vị lập kế hoạch bảo vệ
môi trường:
- Trường hợp
không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu
tư/đơn vị chuẩn bị dự án tự quyết
định lựa chọn đơn vị lập kế
hoạch bảo vệ môi trường
- Trường hợp
áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu
tư/đơn vị chuẩn bị dự án căn cứ
kế hoạch lựa chọn nhà thầu được
duyệt để tổ chức lựa chọn theo Quy trình lựa chọn nhà
thầu tư vấn
3)
Lập
kế hoạch bảo vệ môi trường:
- Đơn vị
được lựa chọn tiến hành lập kế hoạch
bảo vệ môi trường
- Nội dung kế
hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị
định 18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 3 (xem mẫu Kế hoạch bảo vệ môi trường)
2. Đăng ký kế hoạch bảo
vệ môi trường
1) Chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án thực
hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường theo Nghị
định 18/2015/NĐ-CP điều 18 khoản 4 như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ
đăng ký theo Nghị
định 18/2015/NĐ-CP điều 19 khoản 2 gồm:
+ 01 Văn bản đề nghị
đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án
+ 03 bản Kế hoạch bảo vệ
môi trường
(kèm theo bản điện tử) của dự án
+ 01 báo cáo nghiên cứu
khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế
- kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự
án (kèm theo bản điện tử)
- Nộp hồ
sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo Nghị
định 18/2015/NĐ-CP điều 19 khoản 1
2)
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo Nghị
định 18/2015/NĐ-CP điều 19 khoản 3 như sau:
- Xác nhận đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường trong vòng 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ
sơ đăng ký
- Trường hợp
chưa xác nhận phải có Văn bản thông báo nêu rõ lý do (trong
đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ
sung, hoàn thiện một lần)