Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Điều
33 Khoản 1b
Điều 33. Lựa chọn danh sách
ngắn
Nội dung trên
Căn
cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp
dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn
nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng
lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu
để mời tham gia đấu thầu. Việc áp
dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do
người có thẩm quyền quyết định và
phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu.
1. Đối với đấu thầu
rộng rãi:
a) Lập hồ sơ mời quan tâm:
- Hồ sơ mời quan tâm bao gồm các
nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói
thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp
hồ sơ quan tâm; tiêu chuẩn về năng lực, kinh
nghiệm của nhà thầu, trong đó bao gồm yêu
cầu về số lượng, trình độ và kinh
nghiệm của chuyên gia;
-
Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang
điểm 100 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
hồ sơ quan tâm, trong đó phải quy định
mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp
hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh
giá của từng nội dung về năng lực, kinh
nghiệm, nhân sự không thấp hơn 50% điểm
tối đa của nội dung đó.
b) Việc phê duyệt hồ sơ mời
quan tâm phải bằng văn bản và căn cứ tờ
trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ
mời quan tâm;
Nội dung dưới
c)
Thông báo mời quan tâm thực hiện theo quy định
tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm
b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8
của Nghị định này;
d) Phát hành hồ sơ mời quan tâm:
Hồ sơ mời quan tâm được
phát hành miễn phí cho các nhà thầu tới trước
thời điểm đóng thầu;
đ) Tiếp nhận và quản lý hồ
sơ quan tâm:
Bên mời thầu tiếp nhận và
quản lý các hồ sơ quan tâm đã nộp theo chế
độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi
công khai kết quả mời quan tâm;
e) Mở và đánh giá hồ sơ quan tâm:
- Hồ sơ quan tâm nộp theo thời
gian và địa điểm quy định trong hồ
sơ mời quan tâm sẽ được mở ngay sau
thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ
sơ quan tâm phải được ghi thành biên bản và
gửi biên bản mở thầu cho các nhà thầu nộp
hồ sơ quan tâm. Hồ sơ quan tâm được
gửi đến sau thời điểm đóng thầu
sẽ không được mở, không hợp lệ và
bị loại;
- Việc đánh giá hồ sơ quan tâm
thực hiện: theo tiêu chuẩn đánh giá quy định
trong hồ sơ mời quan tâm. Hồ sơ quan tâm của
nhà thầu có số điểm được đánh giá
không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối
thiểu được đưa vào danh sách ngắn;
hồ sơ quan tâm của nhà thầu có số điểm
cao nhất được xếp thứ nhất;
trường hợp có nhiều hơn 06 nhà thầu
đạt yêu cầu thì lựa chọn 06 nhà thầu
xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn;
g) Trình, thẩm định và phê duyệt
kết quả mời quan tâm:
- Trên cơ sở báo cáo kết quả
đánh giá hồ sơ quan tâm, bên mời thầu trình phê
duyệt kết quả mời quan tâm, trong đó nêu rõ ý
kiến của bên mời thầu về các nội dung
đánh giá của tổ chuyên gia;
- Kết quả mời quan tâm phải
được thẩm định theo quy định
tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 106 của
Nghị định này trước khi phê duyệt;
- Kết quả mời quan tâm phải
được phê duyệt bằng văn bản và căn
cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định
kết quả mời quan tâm;
- Trường hợp lựa chọn
được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt
kết quả mời quan tâm phải bao gồm tên các nhà
thầu được lựa chọn vào danh sách ngắn
,và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường
hợp không lựa chọn được danh sách ngắn,
văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm
phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh
sách ngắn;
h) Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn
phải được đăng tải theo quy
định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và
Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2
Điều 8 của Nghị định này và gửi thông
báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm.
2. Đối với đấu thầu
hạn chế:
a) Xác định, phê duyệt danh sách
ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm
tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh
nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có
nhu cầu tham dự thầu;
b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê
duyệt, danh sách ngắn phải được
đăng tải theo quy định tại Điểm d
Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc
Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị
định này.
3. Các
nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được
liên danh với nhau để tham dự thầu.
------------------------------------------------------------------------
Xem: Toàn
văn Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ü Phạm vi và đối
tượng áp dụng ü Hiệu lực thi hành ü Lược sử áp dụng o
Từ 16/7/1996 đến 6/9/1997: Nghị
định số 43/CP năm 1996 o
Từ 7/9/1997 đến 14/9/1999: Nghị
định số 43/CP năm 1996 được sửa
đổi bởi Nghị định số 93/CP năm
1997 o
Từ 15/9/1999 đến 19/5/2000:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP o
Từ 20/5/2000 đến 15/7/2003:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
14/2000/NĐ-CP o
16/7/2003 đến 4/3/2005: Nghị
định số 88/1999/NĐ-CP được sửa
đổi bởi Nghị định số 14/2000/NĐ-CP
và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP o
Từ 5/3/2005 đến 3/11/2006:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
14/2000/NĐ-CP, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP và
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP o
Từ 4/11/2006 đến 28/5/2008:
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP o
Từ 29/5/2008 đến 30/11/2009:
Nghị định số 58/2008/NĐ-CP o
Từ 1/12/2009 đến 31/10/2012:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP o
Từ 1/11/2012 đến 14/8/2014:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
68/2012/NĐ-CP o
Từ 15/8/2014 đến nay: Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP