Điều
18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
1.
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự
thầu, bao gồm:
a)
Kiểm tra số lượng bản gốc, bản
chụp hồ sơ dự thầu;
b)
Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự
thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa
thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký
đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm
dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp
lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh
nghiệm; đề xuất về kỹ thuật;
đề xuất về tài chính và các thành phần khác
thuộc hồ sơ dự thầu;
c)
Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa
bản gốc và bản chụp để phục vụ
quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
2.
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự
thầu:
Hồ
sơ dự thầu của nhà thầu được
đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy
đủ các nội dung sau đây:
a)
Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
b)
Có đơn dự thầu được đại
diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu
(nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong
đơn dự thầu phải phù hợp với
đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu
ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể,
cố định bằng số, bằng chữ và
phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu
ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất
các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều
kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên
mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh,
đơn dự thầu phải do đại diện
hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng
dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu
liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo
phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận
liên danh;
c)
Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp
ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ
mời thầu;
d)
Có bảo đảm dự thầu với giá trị và
thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu
của hồ sơ mời thầu. Đối với
trường hợp quy định bảo đảm
dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì
thư bảo lãnh phải được đại
diện hợp pháp của tổ chức tín dụng
hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành
lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và
thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ
hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu;
đ)
Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự
thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu
độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
e)
Có thỏa thuận liên danh được đại
diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên,
đóng dấu (nếu có);
g)
Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham
gia hoạt động đấu thầu theo quy
định của pháp luật về đấu thầu;
h)
Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo
quy định tại Khoản 1 Điều 5 của
Luật Đấu thầu.
Nhà
thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ
được xem xét, đánh giá về năng lực và
kinh nghiệm.
3.
Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a)
Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định
trong hồ sơ mời thầu;
b)
Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng
yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ
thuật.
4.
Đánh giá về kỹ thuật và giá:
a)
Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện
theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy
định trong hồ sơ mời thầu;
b)
Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
được xem xét xác định giá thấp nhất
(đối với trường hợp áp dụng
phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá
(đối với trường hợp áp dụng
phương pháp giá đánh giá).
5.
Sau khi lựa chọn được danh sách xếp
hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên
mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các
nội dung sau đây:
a)
Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và
thứ tự xếp hạng nhà thầu;
b)
Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị
loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
c)
Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch
và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức
lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa
bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề
xuất biện pháp xử lý;
d) Những nội dung của
hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu
dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong
quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn
đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà
thầu; đề xuất biện pháp xử lý.
------------------------------------------------------------------------
Xem: Toàn
văn Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ü Phạm vi và đối
tượng áp dụng ü Hiệu lực thi hành ü Lược sử áp dụng o
Từ 16/7/1996 đến 6/9/1997: Nghị
định số 43/CP năm 1996 o
Từ 7/9/1997 đến 14/9/1999: Nghị
định số 43/CP năm 1996 được sửa
đổi bởi Nghị định số 93/CP năm
1997 o
Từ 15/9/1999 đến 19/5/2000:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP o
Từ 20/5/2000 đến 15/7/2003:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
14/2000/NĐ-CP o
16/7/2003 đến 4/3/2005: Nghị
định số 88/1999/NĐ-CP được sửa
đổi bởi Nghị định số 14/2000/NĐ-CP
và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP o
Từ 5/3/2005 đến 3/11/2006:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
14/2000/NĐ-CP, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP và
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP o
Từ 4/11/2006 đến 28/5/2008:
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP o
Từ 29/5/2008 đến 30/11/2009:
Nghị định số 58/2008/NĐ-CP o
Từ 1/12/2009 đến 31/10/2012:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP o
Từ 1/11/2012 đến 14/8/2014:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
68/2012/NĐ-CP o
Từ 15/8/2014 đến nay: Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP