Nghị định số
63/2014/NĐ-CP Điều 117 Khoản 7
Điều
117. Xử lý tình huống trong đấu thầu
Nội dung trên
1. Trường hợp có lý do
cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội
dung gói thầu, phải điều chỉnh kế
hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định
của pháp luật trước thời điểm mở
thầu, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 2 và Khoản 8 Điều này.
2.
Trường hợp dự toán được phê duyệt
của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói
thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu
đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói
thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo
nguyên tắc sau đây:
a)
Trường hợp dự toán được duyệt cao
hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn
đó không làm vượt tổng mức đầu tư
của dự án, dự toán mua sắm được
duyệt thì không phải điều chỉnh kế
hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp
giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức
đầu tư của dự án, dự toán mua sắm
được duyệt thì phải điều chỉnh
kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình
thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì
phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà
thầu;
b)
Trường hợp dự toán được duyệt
thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức
lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải
điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà
thầu; trường hợp cần điều chỉnh
hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với
giá trị mới của gói thầu theo dự toán
được duyệt thì phải tiến hành điều
chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3.
Trường hợp sau khi lựa chọn danh sách ngắn,
chỉ có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thi
căn cứ điều kiện cụ thể của gói
thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a)
Tiến hành lựa chọn bổ sung nhà thầu vào
danh sách ngắn;
b)
Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà
thầu trong danh sách ngắn.
4.
Trường hợp tại thời điểm đóng
thầu đối với gói thầu áp dụng hình
thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà
thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ
đề xuất thì phải xem xét, giải quyết trong
thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời
điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau
đây:
a)
Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu
nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp
hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất. Trong trường hợp này phải quy
định rõ thời điểm đóng thầu mới và
các thời hạn tương ứng để nhà thầu
có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ
sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
b)
Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
5.
Trường hợp gói thầu được
chia thành nhiều phần thì thực hiện theo các quy
định sau đây:
a)
Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và
giá trị bảo đảm dự thầu cho từng
phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh
giá đối với từng phần hoặc nhiều
phần để các nhà thầu tính toán phương án chào
thầu theo khả năng của mình;
b)
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ
đề xuất và xét duyệt trúng thầu sẽ
được thực hiện trên cơ sở bảo
đảm tổng giá đề nghị trúng thầu
của gói thầu là thấp nhất (đối với gói
thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất);
tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất
(đối với gói thầu áp dụng
phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng
hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng
phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và
giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói
thầu không vượt giá gói thầu được
duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của
từng phần;
c)
Trường hợp có một phần hoặc nhiều
phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia
đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng
yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ
yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có
thẩm quyền để điều chỉnh kế
hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo
hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với
giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương
ứng của các phần; việc lựa chọn nhà
thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia
và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về
kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên
tắc đánh giá theo quy định tại Điểm b
Khoản này;
d)
Trường hợp 01 nhà thầu trúng thầu tất
cả các phần thì gói thầu có 01 hợp đồng.
Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các
phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp
đồng.
6. Trường hợp hồ
sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có
đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng
đến chất lượng gói thầu thì bên mời
thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn
bản về tính khả thi của đơn giá khác
thường đó. Nếu sự giải thích của nhà
thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì
không chấp nhận đơn giá chào thầu đó,
đồng thời coi đây là sai lệch và thực
hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định
như đối với nội dung chào thiếu của
hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ
sơ yêu cầu theo quy định tại Điều 17
của Nghị định này.
7. Trường hợp nhà
thầu xếp hạng thứ nhất có giá dự thầu
sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ
đi giá trị giảm giá (nếu có) vượt giá gói
thầu và ít nhất 01 nhà thầu trong danh sách xếp
hạng có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu
chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá
(nếu có) thấp hơn giá gói thầu thì được
phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào
đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá
sau đàm phán không được vượt giá gói thầu
được duyệt. Trường hợp đàm phán
không thành công, được mời nhà thầu xếp
hạng tiếp theo vào đàm phán.
Nội dung dưới
8. Trường hợp giá
dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai
lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)
của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu
về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng
đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì xem
xét xử lý theo một trong các cách sau đây:
a)
Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá
dự thầu nếu giá gói thầu đã bao gồm
đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí
thực hiện gói thầu;
b)
Cho phép đồng thời với việc các nhà thầu
chào lại giá dự thầu, bên mời thầu báo cáo
chủ đầu tư xem xét lại giá gói thầu,
nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt,
nếu cần thiết.
Trường
hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá
dự thầu thì cần quy định rõ thời gian
chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá dự
thầu nhưng không quá 10 ngày, kể từ ngày bên mời
thầu gửi văn bản đề nghị chào lại
giá dự thầu cũng như quy định rõ việc
mở các hồ sơ chào lại giá dự thầu theo quy
trình mở thầu quy định tại Điều 29
của Nghị định này. Trường hợp cần
điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch
lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì người có
thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều
chỉnh trước ngày mở hồ sơ chào lại giá
dự thầu nhưng tối đa là 10 ngày, kể từ
ngày nhận được đề nghị điều
chỉnh song phải bảo đảm trước thời
điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại
giá dự thầu;
c)
Cho phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào
đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá
sau đàm phán không được vượt giá dự
thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch,
trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp
nhất. Trường hợp cần điều chỉnh
giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền
có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong
thời gian tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận
được đề nghị điều chỉnh.
Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà
thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán. Cách
thức này chỉ áp dụng đối với
trường hợp gói thầu áp dụng hình thức
đấu thầu rộng rãi và chủ đầu tư
phải chịu trách nhiệm về tính cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế của
dự án, gói thầu.
9.
Trường hợp giá đề nghị trúng thầu
thấp dưới 50% giá gói thầu được
duyệt thì được phép thành lập tổ thẩm
định liên ngành để yêu cầu nhà thầu làm rõ
các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các
bằng chứng liên quan theo hướng sau đây:
a)
Các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp
thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch
vụ;
b)
Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các
lợi thế đặc biệt của nhà thầu
dẫn đến lợi thế về giá cả;
c)
Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự
cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo
đảm tuân thủ các quy định của pháp
luật;
Trường
hợp thỏa mãn được các điều kiện
quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì
hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
của nhà thầu vẫn được chấp nhận
trúng thầu. Trường hợp để đề phòng
rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định
giá trị bảo đảm thực hiện hợp
đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá trúng
thầu và phải được người có thẩm quyền
chấp thuận bằng văn bản. Nhà thầu nhận
được sự trợ cấp của bất kỳ tổ
chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh
tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu,
hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ
bị loại.
10.
Trường hợp trong hồ sơ mời thầu quy
định nhà thầu được đề xuất
biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong
hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa
khối lượng công việc theo biện pháp thi công nêu
trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công
việc theo biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất
sẽ không bị hiệu chỉnh sai lệch theo quy
định tại Điều 17 của Nghị
định này. Phần sai khác này không bị tính là sai
lệch thiếu.
11.
Trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu
vi phạm hợp đồng, không còn năng lực
để tiếp tục thực hiện hợp
đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tiến độ, chất lượng,
hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu
tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết
định cho phép chấm dứt hợp đồng
với nhà thầu đó, phần khối lượng công
việc chưa thực hiện được áp dụng
hình thức chỉ định thầu hoặc các hình
thức lựa chọn nhà thầu khác trên cơ sở
bảo đảm chất lượng, tiến độ
của gói thầu. Giá trị phần khối lượng
công việc chưa thực hiện giao cho nhà thầu
mới được tính bằng giá trị ghi trong
hợp đồng trừ đi giá trị của phần
khối lượng công việc đã thực hiện
trước đó. Trường hợp áp dụng hình
thức chỉ định thầu, người có thẩm
quyền phải bảo đảm nhà thầu
được chỉ định có năng lực, kinh
nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần
công việc còn lại của gói thầu. Trường
hợp việc thực hiện hợp đồng chậm
tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì không
được phép chấm dứt hợp đồng
để thay thế nhà thầu khác. Trường hợp
phải chấm dứt hợp đồng với nhà
thầu vi phạm để thay thế nhà thầu mới,
trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết
định chấm dứt hợp đồng với nhà
thầu vi phạm, chủ đầu tư phải gửi
thông báo đến Bộ Kế hoạch và Đầu
tư để xem xét, đăng tải thông tin nhà
thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia và Báo đấu thầu; trong thông báo
phải nêu rõ lý do nhà thầu vi phạm dẫn
tới phải chấm dứt hợp đồng, hình
thức lựa chọn nhà thầu thay thế, tên nhà
thầu được chỉ định trong trường
hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu.
12.
Trường hợp nhà thầu đang trong quá trình tham
dự thầu nhưng bị sáp nhập hoặc chia tách thì
được xem xét, quyết định việc cho phép
nhà thầu đã bị sáp nhập hoặc chia tách đó
tiếp tục tham gia đấu thầu.
13
Trường hợp tại thời điểm ký kết
hợp đồng, nhà thầu trúng thầu không đáp
ứng điều kiện về năng lực kỹ thuật,
tài chính quy định tại Khoản 2 Điều 64
của Luật Đấu thầu thì mời nhà thầu
xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp
đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu
được mời vào thương thảo hợp
đồng phải khôi phục lại hiệu lực
của hồ sơ dự thầu và bảo đảm
dự thầu trong trường hợp hồ sơ
dự thầu hết hiệu lực và bảo đảm
dự thầu của nhà thầu đã được hoàn
trả hoặc giải tỏa.
14.
Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều
nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang
nhau thì xử lý như sau:
a)
Trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao
hơn đối với trường hợp gói thầu áp
dụng phương pháp giá thấp nhất;
b)
Trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng
thầu thấp hơn đối với gói thầu áp
dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương
pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
15. Ngoài trường hợp
nêu tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14
Điều này, khi phát sinh tình huống thì chủ
đầu tư xem xét, quyết định trên cơ
sở bảo đảm các mục tiêu của đấu
thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế.
------------------------------------------------------------------------
Xem:
Toàn văn Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP ü Phạm vi và đối
tượng áp dụng ü Hiệu lực thi hành ü Lược sử áp dụng o
Từ 16/7/1996 đến 6/9/1997: Nghị
định số 43/CP năm 1996 o
Từ 7/9/1997 đến 14/9/1999: Nghị
định số 43/CP năm 1996 được sửa
đổi bởi Nghị định số 93/CP năm
1997 o
Từ 15/9/1999 đến 19/5/2000:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP o
Từ 20/5/2000 đến 15/7/2003:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
14/2000/NĐ-CP o
16/7/2003 đến 4/3/2005: Nghị
định số 88/1999/NĐ-CP được sửa
đổi bởi Nghị định số 14/2000/NĐ-CP
và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP o
Từ 5/3/2005 đến 3/11/2006:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
14/2000/NĐ-CP, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP và
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP o
Từ 4/11/2006 đến 28/5/2008:
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP o
Từ 29/5/2008 đến 30/11/2009:
Nghị định số 58/2008/NĐ-CP o
Từ 1/12/2009 đến 31/10/2012:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP o
Từ 1/11/2012 đến 14/8/2014:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
68/2012/NĐ-CP o
Từ 15/8/2014 đến nay: Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP