Nghị định số
63/2014/NĐ-CP Điều 106 Khoản 3a
Điều
106. Thẩm định kết quả đánh giá hồ
sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự
sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu
về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà
thầu
Nội dung trên
1. Nguyên tắc chung:
a)
Kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết
quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển,
kết quả lựa chọn nhà thầu phải
được thẩm định trước khi phê
duyệt;
b)
Đối với gói thầu áp dụng phương
thức một giai đoạn một túi hồ sơ
chỉ tiến hành thẩm định kết quả
lựa chọn nhà thầu;
c)
Đối với gói thầu áp dụng phương
thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải
thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt;
d)
Đối với gói thầu áp dụng phương
thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, không
tiến hành thẩm định trong giai đoạn
một, việc thẩm định trong giai đoạn hai
thực hiện như đối với gói thầu áp
dụng phương thức một giai đoạn một
túi hồ sơ;
đ)
Đối với gói thầu áp dụng phương
thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai
đoạn một chỉ tiến hành thẩm định
danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ
thuật, việc thẩm định trong giai đoạn
hai thực hiện như đối với gói thầu áp
dụng phương thức một giai đoạn một
túi hồ sơ và tương ứng với những
nội dung được hiệu chỉnh về kỹ
thuật so với giai đoạn một;
e)
Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng
nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếp
hạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ
sở đề nghị của bên mời thầu;
g)
Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn
vị thẩm định có thể tổ chức họp
giữa các bên để giải quyết các vấn
đề còn tồn tại nếu thấy cần
thiết.
2.
Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ
quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển:
a)
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao
gồm:
-
Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả
đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ
tuyển của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ
ý kiến của bên mời thầu đối với các
đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
-
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ
sơ dự sơ tuyển của tổ chuyên gia;
-
Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ
mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, biên
bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ quan tâm,
hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà thầu và
những tài liệu khác có liên quan.
b)
Nội dung thẩm định bao gồm:
-
Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc
mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
-
Kiểm tra việc tuân thủ quy định về
thời gian trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ
tuyển;
-
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ
sơ dự sơ tuyển; việc tuân thủ quy
định của pháp luật về đấu thầu và
pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ
sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
-
Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa
bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân
trong tổ chuyên gia;
-
Các nội dung liên quan khác.
c)
Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau
đây:
-
Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ
sở pháp lý đối với việc mời quan tâm,
tổ chức sơ tuyển;
-
Tóm tắt quá trình mời quan tâm, tổ chức
sơ tuyển và đề nghị của bên mời
thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan
tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
-
Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm
định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ
quy định pháp luật về đấu thầu và pháp
luật khác có liên quan; về sự bảo đảm
cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình mời
quan tâm, tổ chức sơ tuyển; ý kiến thống
nhất hoặc không thống nhất về kết quả
đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ
tuyển;
-
Đề xuất và kiến nghị của đơn
vị thẩm định về kết quả đánh giá
hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
về biện pháp xử lý đối với trường
hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định
của pháp luật về đấu thầu và pháp luật
khác có liên quan trong quá trình mời quan tâm, tổ chức
sơ tuyển; về biện pháp giải quyết
đối với những trường hợp chưa
đủ cơ sở kết luận về kết
quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự
sơ tuyển;
- Các ý kiến khác (nếu có).
3. Thẩm định danh sách
nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật:
a)
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao
gồm:
-
Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách nhà
thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý
kiến của bên mời thầu đối với các
đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
-
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề
xuất về kỹ thuật của tổ
chuyên gia;
- Bản chụp các hồ
sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ
sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở
thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.
Nội dung dưới
b) Nội dung thẩm
định bao gồm:
-
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề
xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy
định của pháp luật về đấu thầu và
pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ
sơ đề xuất về kỹ thuật;
-
Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa
bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân
trong tổ chuyên gia;
-
Các nội dung liên quan khác.
c)
Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau
đây:
-
Tóm tắt quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu
(từ khi đăng tải thông báo mời thầu
đến khi trình thẩm định, phê duyệt danh sách
nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật)
và đề nghị của bên mời thầu về danh
sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ
thuật;
-
Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm
định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ
quy định pháp luật về đấu thầu và pháp
luật khác có liên quan; về sự bảo đảm
cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình lựa
chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về
kỹ thuật; ý kiến thống nhất hoặc không
thống nhất về kết quả lựa chọn danh
sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ
thuật; đề xuất biện pháp xử lý
đối với trường hợp phát hiện sự
không tuân thủ quy định của pháp luật về
đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình
đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ
thuật; đề xuất biện pháp giải quyết
đối với những trường hợp chưa
đủ cơ sở kết luận về kết
quả lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật;
-
Các ý kiến khác (nếu có).
4.
Thẩm định kết quả lựa chọn nhà
thầu:
a)
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao
gồm:
-
Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả
lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, trong
đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu
đối với các ý kiến, đề xuất, kiến
nghị của tổ chuyên gia;
-
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu,
hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia;
-
Biên bản thương thảo hợp đồng;
-
Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng
thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ
sơ đề xuất của các nhà thầu và
những tài liệu khác có liên quan; trường hợp
đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu
đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi
biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài
chính và bản chụp hồ sơ đề xuất
về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật.
b)
Nội dung thẩm định bao gồm:
-
Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc
tổ chức lựa chọn nhà thầu;
-
Kiểm tra việc tuân thủ quy định về
thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
-
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu
đối với gói thầu áp dụng phương
thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai
giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn
hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định
của pháp luật về đấu thầu và pháp luật
khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự
thầu;
-
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề
xuất về tài chính đối với gói thầu áp
dụng phương thức một giai đoạn hai túi
hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp
luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên
quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất
về tài chính;
- Kiểm
tra việc tuân thủ quy định của pháp luật
về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong
quá trình thương thảo hợp đồng; kiểm tra
sự phù hợp giữa kết quả thương
thảo hợp đồng so với kết quả lựa
chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu,
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và
hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
của nhà thầu được mời vào thương
thảo hợp đồng;
-
Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa
bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân
trong tổ chuyên gia;
-
Các nội dung liên quan khác.
c)
Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau
đây:
-
Khái quát về nội dung chính của dự án và gói
thầu, cơ sở pháp lý đối với việc
tổ chức lựa chọn nhà thầu;
-
Tóm tắt toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu
từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có)
đến khi trình thẩm định, phê duyệt kết
quả lựa chọn nhà thầu, kèm theo các hồ sơ,
tài liệu đã báo cáo theo quy định tại Khoản 2
và Khoản 3 Điều này;
-
Tóm tắt đề xuất, kiến nghị của bên
mời thầu về kết quả lựa chọn nhà
thầu;
-
Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm
định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ
quy định pháp luật về đấu thầu và pháp
luật khác có liên quan; về sự bảo đảm
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh
tế trong quá trình lựa chọn nhà thầu; ý kiến
thống nhất hoặc không thống nhất về
kết quả lựa chọn nhà thầu; đề
xuất biện pháp xử lý đối với
trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy
định của pháp luật về đấu thầu và
pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà
thầu; đề xuất biện pháp giải quyết
đối với những trường hợp chưa
đủ cơ sở kết luận về kết
quả lựa chọn nhà thầu;
- Các ý kiến khác (nếu có).
------------------------------------------------------------------------
Xem:
Toàn văn Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP ü Phạm vi và đối
tượng áp dụng ü Hiệu lực thi hành ü Lược sử áp dụng o
Từ 16/7/1996 đến 6/9/1997: Nghị
định số 43/CP năm 1996 o
Từ 7/9/1997 đến 14/9/1999: Nghị
định số 43/CP năm 1996 được sửa
đổi bởi Nghị định số 93/CP năm
1997 o
Từ 15/9/1999 đến 19/5/2000:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP o
Từ 20/5/2000 đến 15/7/2003:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
14/2000/NĐ-CP o
16/7/2003 đến 4/3/2005: Nghị
định số 88/1999/NĐ-CP được sửa
đổi bởi Nghị định số 14/2000/NĐ-CP
và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP o
Từ 5/3/2005 đến 3/11/2006:
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số 14/2000/NĐ-CP,
Nghị định số 66/2003/NĐ-CP và Nghị
định số 16/2005/NĐ-CP o
Từ 4/11/2006 đến 28/5/2008:
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP o
Từ 29/5/2008 đến 30/11/2009:
Nghị định số 58/2008/NĐ-CP o
Từ 1/12/2009 đến 31/10/2012:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP o
Từ 1/11/2012 đến 14/8/2014:
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP được
sửa đổi bởi Nghị định số
68/2012/NĐ-CP o
Từ 15/8/2014 đến nay: Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP