Điều 15. Quy trình, thủ
tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn
Điều tra tai nạn lao động cấp trung
ương
Đoàn
Điều tra tai nạn lao động cấp trung
ương Điều tra theo quy trình, thủ tục sau
đây:
1. Sau
khi có quyết định thành lập Đoàn Điều
tra tai nạn lao động, Trưởng đoàn Điều
tra tai nạn lao động thông báo ngay cho các cơ quan
thuộc thành phần Đoàn Điều tra tai nạn lao
động tham gia Điều tra tai nạn lao động;
2. Đoàn
Điều tra tai nạn lao động đến ngay
nơi xảy ra tai nạn, yêu cầu người sử
dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền cung
cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có
liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp
với Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh
tiến hành Điều tra tại chỗ để lập
biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm
thương tích, thu thập dấu vết, chứng
cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn;
3. Thực
hiện nội dung như quy định tại Khoản 2,
Khoản 3 và 4 Điều 14 Nghị định này;
4. Thành
viên dự họp có ý kiến chưa nhất trí với
nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao
động thì được ghi ý kiến và ký tên của
mình vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều
tra tai nạn lao động; người sử dụng lao
động hoặc người được
người sử dụng lao động ủy quyền
bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên
bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra
tai nạn lao động;
5. Trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp
công bố biên bản Điều tra tai nạn lao
động, Đoàn Điều tra tai nạn lao
động cấp trung ương gửi Biên bản Điều
tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp
công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao
động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều
tra tai nạn lao động, người sử dụng lao
động và nạn nhân hoặc thân nhân người
bị nạn; trường hợp vụ tai nạn lao
động được Điều tra theo quy
định tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị
định này thì đồng thời phải gửi
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
------------------------------------------------------------------------
Xem: Toàn
văn Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ü Phạm vi và đối
tượng áp dụng ü Hiệu lực thi hành ü Lược sử áp dụng o
Từ 1/7/2016 đến nay:
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP