Chuyên mục:

Tải văn bản

QUY CHẾ THI TUYỂN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Điều 1. Thông tin chung cuộc thi

1. Tên gọi cuộc thi: Thi tuyển phương án kiến trúc công trình ………

2. Cơ quan quyết định thi tuyển: ………….

3. Cơ quan tổ chức thi tuyển: …………...

4. Địa điểm xây dựng: ……..

Điều 2. Hình thức, quy mô, tính chất, mục đích, yêu cầu của cuộc thi

1. Tính chất, mục đích thi tuyển: Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình ……….. nhằm mục đích lựa chọn phương án kiến trúc tốt nhất cho công trình mang tính biểu tượng của địa phương. Công trình sẽ là một điểm nhấn kiến trúc của thành phố, có ý nghĩa lớn về chính trị và văn hóa, góp phần hoàn thiện kiến trúc đô thị, tạo sự hấp dẫn và quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

2. Yêu cầu: Thực hiện dự án theo quyết định chủ trương đầu tư số … ngày ….

3. Hình thức, quy mô thi tuyển:

- Hình thức thi tuyển rộng rãi. Đối tượng dự thi là các cá nhân, tổ chức (gọi tắt là đơn vị tư vấn) trên toàn quốc có năng lực chuyên môn phù hợp.

- Hình thức tuyển chọn: Tiến hành xét duyệt qua 02 vòng:

+ Vòng 1: Hội đồng Thi tuyển chấm sơ bộ, lựa chọn 03 phương án và thông báo cho các đơn vị tư vấn hoàn thiện phương án theo ý kiến tham gia góp ý của Hội đồng thi tuyển.

+ Vòng 2: Sau khi hoàn thiện xong phương án, các đơn vị tư vấn được bảo vệ phương án trước Hội đồng thi tuyển và các đại biểu được mời. Hội đồng thi tuyển đưa ra đánh giá, xem xét, quyết định bằng hình thức chấm điểm bằng phiếu kín.

Điều 3. Điều kiện dự thi; tiêu chí, nội dung, trình tự tổ chức; thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi; hồ sơ dự thi; tính hợp lệ của hồ sơ dự thi

1. Quy định về điều kiện dự thi

a) Những đối tượng được phép tham gia dự thi:

- Là các tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình có nhu cầu tham gia thi tuyển.

- Các đơn vị tư vấn dự thi có thể liên danh với nhau để tham gia thi tuyển, mỗi đơn vị chỉ được tham gia vào một liên danh.

b) Những đối tượng không được phép tham gia dự thi:

- Thành viên Hội đồng thi tuyển;

- Thành viên của Tổ kỹ thuật;

- Chuyên gia cố vấn cho Hội đồng thi (nếu có);

- Các cá nhân liên quan đến nhiệm vụ tổ chức cuộc thi trong cơ quan quản lý nhà nước.

2. Tiêu chí cuộc thi: Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện đầu tư xây dựng công trình ……...

3. Nội dung cuộc thi

a) Phương pháp đánh giá

- Tất cả các thành viên Hội đồng được nghiên cứu hồ sơ dự thi, được trao đổi, tranh luận về nội dung của hồ sơ dự thi trong các cuộc họp do Chủ tịch hội đồng chủ trì.

- Căn cứ yêu cầu, quy định trên thang điểm được phê duyệt, các thành viên đánh giá, xếp hạng hồ sơ dự thi bằng cách bỏ phiếu được tổ chức công khai với đầy đủ các thành viên trong Hội đồng.

- Tổ kỹ thuật giúp việc cho Hội đồng tổng hợp kết quả các phiếu đánh giá lập thành biên bản; các phương án dự thi được xếp hạng theo tổng số điểm từ cao xuống thấp.

- Hội đồng thi tuyển phương án báo cáo kết quả thi tuyển vòng 1 để lựa chọn 03 (ba) phương án tốt nhất và tiếp tục hoàn thiện theo ý kiến đóng góp của Hội đồng thi tuyển. Sau khi hoàn thiện xong nộp lại phương án và được bảo vệ phương án trước Hội đồng thi tuyển.

b) Cơ cấu chấm điểm: Chấm theo thang điểm 100, cụ thể:

- Quan điểm và ý tưởng thiết kế, kiến trúc độc đáo: 20 điểm;

- Giải pháp thiết kế tiết kiệm vốn đầu tư, chi phí vận hành công trình khi đi vào hoạt động: 20 điểm;

- Quan điểm và ý tưởng thiết kế, kiến trúc mang dấu ấn truyền thống địa phương: 10 điểm;

- Chi tiết kiến trúc của các hạng mục chính: 10 điểm;

- Giải pháp thiết kế phù hợp khí hậu, tiết kiệm năng lượng: 10 điểm; - Giải pháp kết cấu, công nghệ thi công phù hợp thực tế địa phương: 10 điểm;

- Sự phù hợp với quy hoạch phát triển: 10 điểm.

- Sáng kiến đột phá: 10 điểm.

c) Lựa chọn phương án

- Vòng 1:

+ Hội đồng thi tuyển tuyển chọn 03 (ba) phương án thiết kế kiến trúc dự thi có số điểm cao nhất nhưng phải ³ 60 điểm để lựa chọn vào vòng 2. Trường hợp không có phương án thiết kế kiến trúc dự thi vượt trội (không có phương án nào có tổng số điểm ³ 60 điểm). Hội đồng thi tuyển đề nghị đơn vị tổ chức thi tuyển tổ chức thi tuyển lại.

+ Đơn vị tổ chức thi tuyển chuyển trả các phương án đạt vòng 1 cho cá nhân, tổ chức dự thi tuyển, chỉnh sửa lại phương án theo ý kiến đóng góp của Hội đồng và nộp lại Ban tổ chức để tổ chức chấm vòng 2.

- Vòng 2:

+ Hội đồng tổ chức họp đánh giá phân loại 03 (ba) phương án sau khi được chỉnh sửa với sự tham gia bảo vệ phương án của đại diện tổ chức, cá nhân dự thi tuyển. Hội đồng phân thích, đánh giá công khai và lựa chọn phương án dự thi bằng hình thức bỏ phiếu. Các phương án được xếp giải theo thứ tự từ cao đến thấp nhưng phải ³ 60 điểm. Phương án xếp giải nhất có số điểm ³ 90 điểm, phương án xếp giải nhì có số điểm ³ 80 đến < 90 điểm, phương án xếp giải ba có số điểm ³ 60 đến < 80 điểm). Phương án có cùng số điểm sẽ được xét chọn theo chỉ số phụ. Ưu tiên cho các đơn vị từng có phương án đoạt giải cao trong các cuộc thi về thiết kế kiến trúc.

+ Trường hợp không có phương án nào đảm bảo yêu cầu thi tuyển (có số điểm vòng 2 < 60 điểm), đơn vị tổ chức cuộc thi báo cáo người quyết định đầu tư cho tổ chức thi tuyển lại.

d) Công bố kết quả thi tuyển

- Căn cứ kết quả chấm điểm của Hội đồng thi tuyển, đơn vị tổ chức thi tuyển tổng hợp, báo cáo kết quả thi tuyển và đề xuất phương án chọn để cấp quyết định đầu tư phê duyệt và công bố công khai.

- Các đơn vị tư vấn tham gia dự tuyển không có quyền yêu cầu Hội đồng thi tuyển, đơn vị tổ chức thi tuyển giải trình về việc chấm điểm và xếp hạng các phương án dự thi.

4. Trình tự, thời gian tổ chức:

Thực hiện theo Quyết định số … ngày … của … về việc phê duyệt kế hoạch thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình ….

Trường hợp có thay đổi, đơn vị tổ chức cuộc thi sẽ thông báo cụ thế đến các đơn vị tham gia cuộc thi.

5. Địa điểm tổ chức cuộc thi:

Tại …..

Điện thoại: …. Fax: …..

6. Hồ sơ dự thi

a) Thủ tục đăng ký dự thi: Khi tham gia dự thi, các tổ chức, cá nhân phải đăng ký dự thi và nộp cho chủ đầu tư những giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu kèm theo Quy chế này);

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh hành nghề và giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị theo quy định;

- Bản giới thiệu tóm lược quá trình hoạt động và thành tích đạt được của tổ chức, cá nhân (nêu rõ các cuộc thi đã tham gia và giải thưởng đạt được, nếu có);

- Hồ sơ dự thi;

- Văn bản thỏa thuận liên danh (nếu có).

b) Hồ sơ dự thi:

- Các Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng: Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ đánh giá hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan và quỹ đất xây dựng; bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng các công trình; bản vẽ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan; bản vẽ triển khai các mặt đứng các hướng; bản vẽ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; bản vẽ tổng hợp bố trí đường dây, đường ống; bản vẽ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật.

- Các bản vẽ Kiến trúc: Bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/500 thể hiện sơ đồ vị trí, giới hạn khu đất tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/5000; các bản vẽ phối cảnh toàn cảnh công trình, nội thất điển hình như …...; các bản vẽ mặt đứng; bản vẽ mặt bằng; các bản vẽ mặt cắt qua những vị trí quan trọng.

- Thuyết minh phương án dự thi: Phải thuyết minh rõ các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế và tính toán chi tiết, các giải pháp về phong cách kiến trúc, hình khối kiến trúc và công năng sử dụng, những đáp ứng về yêu cầu quy hoạch, cảnh quan, kiến trúc khu vực; phải nêu rõ các giải pháp kỹ thuật bên trong và bên ngoài. Các phương án đảm bảo cung cấp điện, nước; vệ sinh môi trường; phòng chống cháy nổ; thông gió tự nhiên, nhân tạo; chiếu sáng tự nhiên, nhân tạo; hành lang, lối thoát hiểm và các công năng khác,... Thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu: diện tích làm việc, diện tích sử dụng, diện tích sàn, diện tích xây dựng công trình chính, công trình phụ trợ, diện tích cây xanh, giao thông nội bộ, diện tích đất và tính toán các hệ số theo quy định.

- Về tổng mức đầu tư của dự án: Phải nghiên cứu các phương pháp để tính toán tương đối đầy đủ và chính xác tổng mức đầu tư của dự án đầu tư.

- Tất cả bản vẽ thể hiện trên khổ giấy A2 đóng thành 15 quyển. Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ kích thước và những ghi chú cần thiết; ngoài các bản vẽ A2 đóng quyển phải có 01 bộ bản vẽ A0 đóng thành panô để treo trưng bày và báo cáo trước Hội đồng; đồng thời phải sử dụng đèn chiếu để báo cáo trước Hội đồng tuyển chọn.

- Ngôn ngữ sử dụng: Bằng Tiếng Việt.

- Đồng tiền sử dụng trong hồ sơ dự thi: Việt Nam đồng (VNĐ).

7. Tính hợp lệ của hồ sơ dự thi

- Hồ sơ dự thi phải thống nhất về ngôn ngữ (tiếng Việt hoặc song ngữ).

- Đơn vị đo lường theo quy định Việt Nam.

- Đơn vị tiền tệ tính bằng đồng tiền Việt Nam.

- Hồ sơ dự thi vòng 1 không được phép đưa tên, biểu tượng của đơn vị tư vấn hay tác giả lên bản vẽ, thuyết minh.

Điều 4. Thành phần Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và thông tin cơ bản về chuyên môn, kinh nghiệm của các thành viên Hội đồng.

Thành phần Hội đồng có số lượng là 09 người theo Quyết định số … ngày … của … về việc thành lập Hội đồng thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình …

Điều 5. Chi phí tổ chức cuộc thi, cơ sở tính thiết kế phí cho công trình

Theo Quyết định số … ngày … của … về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình …;

Nghị quyết (Quyết định) số … ngày … của … về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án …

Điều 6. Cơ cấu và giá trị giải thưởng

Theo Quyết định số … ngày … của … về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình … Cụ thể:

- Giải nhất (01 giải): ……… đồng;

- Giải nhì (01 giải): ………. đồng;

- Giải ba (01 giải): ………. đồng.

Giá trị giải thưởng trên đã bao gồm các loại thuế phí theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Điều 7. Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan, bản quyền tác giả

1. Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển, tuyển chọn

Tác giả phương án kiến trúc xếp hạng nhất được ưu tiên lựa chọn thương thảo, ký kết hợp đồng để triển khai các bước tiếp theo. Trường hợp không thương thảo được hoặc tác giả tự nguyện không tiếp tục tham gia thì tác giả của phương án được xếp hạng tiếp theo được chọn để thương thảo, ký kết hợp đồng.

2. Trách nhiệm của Đơn vị tổ chức cuộc thi

- Thực hiện theo Quy chế thi tuyển, tuyển chọn đã được phê duyệt.

- Tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Không dùng ảnh hưởng của mình để làm sai lệch kết quả thi tuyển, tuyển chọn.

- Thực hiện việc thương thảo, ký kết hợp đồng với tác giả được chọn theo quy định.

3. Bản quyền tác giả: Tác phẩm tham gia dự thi phải thực hiện và được bảo hộ quyền tác giả (nếu trúng giải) theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ

Điều 8. Mẫu phiếu đăng ký tham dự cuộc thi: Theo Phụ lục kèm theo.

Điều 9. Các nội dung khác

1. Hồ sơ dự thi của các đơn vị được Đơn vị tổ chức cuộc thi bảo mật trong suốt thời gian lưu trữ và đảm bảo quyền tác giả đồ án.

2. Chủ đầu tư là chủ sở hữu các phương án đạt giải.

3. Các tác giả dự thi phải tự chịu trách nhiệm bản quyền tác giả đối với tác phẩm dự thi. Trong trường hợp tranh chấp về bản quyền tác giả gây thiệt hại cho Đơn vị tổ chức cuộc thi thì tác giả phải bồi thường các thiệt hại đó.

3. Đơn vị tổ chức không hoàn trả bất cứ chi phí nào cho sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoại trừ giải thưởng dành cho đơn vị đạt giải theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

4. Hồ sơ sản phẩm dự thi mà Đơn vị tổ chứccuộc thi nhận được sau thời hạn quy định nộp sản phẩm dự thi đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho đơn vị tham dự theo nguyên trạng, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ sản phẩm dự thi theo yêu cầu của Hội đồng thi tuyển.

5. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ sản phẩm dự thi đã nộp, tổ chức, cá nhân dự thi phải có văn thư đề nghị và Ban tổ chức chỉ chấp thuận nếu nhận được văn thư đề nghị trước thời hạn nộp sản phẩm dự thi; văn thư đề nghị rút sản phẩm dự thi phải được gửi riêng biệt với sản phẩm dự thi.

6. Đối với thành viên trong Đơn vị tổ chức, Hội đồng thi tuyển, Tổ kỹ thuật vi phạm quy chế làm việc, quy chế thi tuyển thì tùy theo mức độ vi phạm, Cơ quan tổ chức cuộc thi căn cứ Quy chế thi tuyển và Quy chế làm việc để xem xét quyết định mức độ xử lý hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý.

7. Mọi tranh chấp trong quá trình thực hiện thi tuyển (nếu có) được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành./.

 

 

Phụ lục: Kèm theo Quy chế Thi tuyển phương án kiến trúc công trình ……

 BẢN ĐĂNG KÝ DỰ THI PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH …….

 ............................., ngày......... tháng .......... năm 202...

 

Kính gửi: [tên đơn vị tổ chức cuộc thi].

Tên đơn vị dự thi: ................................................................................................... Thành viên liên kết: ................................................................................................ Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................... Địa chỉ liên lạc:....................................................................................................... Điện thoại:………………………………… Fax:................................................... E-mail:

Chúng tôi đồng ý với Quy chế thi tuyển và tự nguyện tham dự Cuộc thi thiết kế kiến trúc công trình ……...

Kèm theo bản đăng ký dự thi này có các giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh về quyền hành nghề và giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị.

- Bản giới thiệu tóm lược quá trình hoạt động và thành tích đạt được của đơn vị.

- Văn bản hợp tác liên danh (nếu có)

Người đại diện có thẩm quyền

 

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

-1