HƯỚNG DẪN
LẬP KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU GIAI ĐOẠN
LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP THÔNG THƯỜNG
Tổ chức/cá nhân được giao lập
kế hoạch lựa chọn nhà thầu căn cứ vào
dự toán chuẩn bị đầu tư được
duyệt và nội dung công việc cần thực hiện
trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi để
lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Trình tự thực hiện như
sau:
Bước
1. Phân chia các gói thầu bao gồm:
1)
Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả
thi (trừ trường hợp giao cho nhà đầu tư
lập)
2)
Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả
thi
3)
Tư vấn tổ chức thi tuyển
phương án kiến trúc (nếu có)
4)
Tư vấn tổ chức lựa chọn
phương án mỹ thuật (nếu có)
5)
Tư vấn khảo sát xây dựng
6)
Tư vấn kiểm định chất
lượng công trình (nếu có)
7)
Tư vấn lập nhiệm vụ khảo
sát (nếu không giao cho đơn vị thiết kế lập)
8)
Tư vấn thẩm tra nhiệm vụ khảo
sát (nếu cần)
9)
Tư vấn thẩm tra phương án
kỹ thuật khảo sát (nếu cần)
10)
Tư vấn thẩm tra báo cáo kết quả
khảo sát (nếu cần)
11)
Tư vấn giám sát khảo sát
12)
Tư vấn lập nhiệm vụ thiết
kế
13)
Tư vấn thẩm tra thiết kế công
nghệ (nếu có)
14)
Tư vấn áp dụng mô hình thông tin công trình
BIM (nếu có)
15)
Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường (nếu có)
16)
Tư vấn lập kế hoạch bảo vệ
môi trường (nếu có)
17)
Tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch
chi tiết xây dựng (nếu có)
18)
Tư vấn lập đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng (nếu có)
19)
Tư vấn phản biện đồ án quy
hoạch (nếu có)
20)
Tư vấn tổ chức thi tuyển tư
vấn lập quy hoạch (nếu có)
21)
Tư vấn lập hồ sơ nhiệm vụ
và hồ sơ cắm mốc giới quy hoạch (nếu
có)
22)
Tư vấn cắm mốc giới quy hoạch
(nếu có)
23)
Tư vấn lập dự toán các gói thầu
24)
Tư vấn đấu thầu (nếu có)
Bước 2. Xác định giá gói
thầu và nguồn vốn: theo dự toán chuẩn bị
đầu tư
Bước 3. Xác định hình thức
lựa chọn nhà thầu:
Xác định theo thứ tự ưu tiên
như sau:
3.1.
Hình thức tự thực hiện
Chủ
đầu tư/đơn vị chuẩn bị dự án xem
xét áp dụng hình thức tự thực hiện nếu có
chức năng kinh doanh (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 61 khoản
1) và đáp ứng điều kiện năng
lực đối với các gói thầu như sau:
1)
Đối với gói thầu tư vấn lập
Báo cáo nghiên cứu khả thi (trừ trường hợp
giao cho nhà đầu tư lập):
- Nếu
dự án không có công trình cấp III trở lên hoặc chỉ
có các công trình công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng,
đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn
thông thì không cần có chứng chỉ năng lực (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều
83 khoản 3) và
chứng chỉ hành nghề (theo Nghị
định 15/2021/NĐ-CP điều 62 khoản 3)
-
Các trường hợp khác thì phải có chứng chỉ
năng lực thiết kế phù hợp theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP Phụ lục VII mục
3 và có nhân sự có chứng chỉ hành nghề
định giá xây dựng bất kể hạng nào (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP Phụ lục VI mục
5)
2)
Đối với gói thầu tư vấn khảo
sát xây dựng:
- Nếu
dự án không có công trình cấp III trở lên hoặc chỉ
có các công trình công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng,
đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn
thông thì không cần có chứng chỉ năng lực (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều
83 khoản 3)
-
Các trường hợp khác thì phải có chứng chỉ
năng lực khảo sát phù hợp bất kể hạng
nào (theo Nghị định
15/2021/NĐ-CP Phụ lục VII mục 1)
3)
Đối với gói thầu tư vấn kiểm
định chất lượng công trình (nếu
có):
- Nếu
dự án không có công trình cấp III trở lên hoặc chỉ
có các công trình công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng,
đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn
thông thì không cần có chứng chỉ năng lực (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều
83 khoản 3)
-
Các trường hợp khác thì phải có chứng chỉ
năng lực kiểm định phù hợp theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 97)
4)
Đối với gói thầu tư vấn lập
nhiệm vụ khảo sát (nếu không giao cho đơn vị
thiết kế lập):
-
Công tác lập nhiệm vụ khảo sát không yêu cầu chứng
chỉ năng lực
- Về
chứng chỉ hành nghề:
+ Nếu
dự án không có công trình cấp III trở lên hoặc chỉ
có các công trình công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng,
đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn
thông thì không cần có chứng chỉ hành nghề (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều
62 khoản 3)
+
Các trường hợp khác thì phải có nhân sự có chứng
chỉ hành nghề định giá xây dựng bất kể
hạng nào (theo Nghị định
15/2021/NĐ-CP Phụ lục VI mục 5)
để lập dự toán khảo sát
5)
Đối với gói thầu tư vấn lập
đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu có):
- Nếu
dự án không có công trình cấp III trở lên hoặc chỉ
có các công trình công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng,
đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn
thông thì không cần có chứng chỉ năng lực (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều
83 khoản 3)
-
Các trường hợp khác thì phải có chứng chỉ
năng lực thiết kế quy hoạch phù hợp theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP Phụ lục VII mục
2
6)
Đối với gói thầu tư vấn lập
dự toán các gói thầu:
-
Công tác lập dự toán các gói thầu không yêu cầu chứng
chỉ năng lực
- Về
chứng chỉ hành nghề:
+ Nếu
dự án không có công trình cấp III trở lên hoặc chỉ
có các công trình công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng,
đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn
thông thì không cần có chứng chỉ hành nghề (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều
62 khoản 3)
+
Các trường hợp khác thì phải có nhân sự có chứng
chỉ hành nghề định giá xây dựng bất kể
hạng nào (theo Nghị định
15/2021/NĐ-CP Phụ lục VI mục 5)
để lập dự toán khảo sát
7)
Các gói thầu được áp dụng hình thức
tự thực hiện mà không yêu cầu điều kiện
năng lực bao gồm:
- Tư
vấn giám sát khảo sát: lưu ý không được áp dụng
hình thức tự thực hiện nếu đã tự thực
hiện công tác khảo sát
- Tư
vấn lập nhiệm vụ thiết kế
-
Tư vấn thẩm tra thiết kế công nghệ (nếu
có)
-
Tư vấn áp dụng mô hình thông tin công trình BIM (nếu có)
-
Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường (nếu có)
-
Tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết
xây dựng (nếu có)
-
Tư vấn lập hồ sơ nhiệm vụ và hồ
sơ cắm mốc giới quy hoạch (nếu có)
-
Tư vấn cắm mốc giới quy hoạch (nếu có)
8)
Các gói thầu khác không được áp dụng
hình thức tự thực hiện
3.2.
Hình thức chỉ định thầu rút gọn áp dụng
đối với:
1)
Gói thầu tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên
cứu khả thi thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chuyên
môn về xây dựng
2)
Các gói thầu ≤ 500 triệu đồng
3.3.
Hình thức chỉ định thầu thông thường được
áp dụng đối với các gói thầu sau:
1)
Gói thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên
cứu khả thi có giá trị > 500 triệu đồng được
chỉ định cho đơn vị trúng tuyển
phương án kiến trúc
2)
Gói thầu tư vấn lập đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng có giá trị > 500 triệu đồng
được chỉ định cho đơn vị trúng
tuyển phương án quy hoạch
3)
Gói thầu tư vấn áp dụng mô hình thông tin
công trình BIM có giá trị > 500 triệu đồng được
chỉ định cho đơn vị có bản quyền
3.4.
Hình thức đấu thầu hạn chế áp
dụng đối với gói thầu có đủ điều
kiện theo Luật Đấu thầu
điều 21
3.5.
Hình thức đấu thầu rộng rãi trực tiếp áp
dụng đối với gói thầu > 10 tỷ đồng
3.6.
Hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng áp
dụng đối với gói thầu ≤ 10 tỷ đồng
Bước 4. Xác định
phương thức lựa chọn nhà thầu:
+
Đối với hình thức tự thực hiện và chỉ
định thầu rút gọn: không cần xác định
+
Đối với hình thức chỉ định thầu
thông thường: 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ
+
Đối với hình thức đấu thầu rộng
rãi hoặc hạn chế: 1 giai đoạn 2 túi hồ
sơ
Bước 5. Xác định thời
gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:
ghi tháng/năm hoặc quý/năm dự kiến
(phù hợp theo trình tự thực hiện)
Bước 6. Xác định loại
hợp đồng: hợp đồng trọn
gói
Bước 7. Xác định thời
gian thực hiện hợp đồng: tùy
thuộc yêu cầu tiến độ