Chuyên mục:

Giới thiệu chuyên mục:CDPL

CDPL

Hoạt động đấu thầu có 2 loại cơ bản gồm: lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư

Tùy theo chủ thể, tính chất và nguồn vốn đầu tư mà hoạt động đấu thầu bắt buộc hoặc không bắt buộc phải áp dụng Luật Đấu thầu

·        Trường hợp không bắt buộc áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư/bên mời thầu tự quyết định cách thức thực hiện nhưng cần lưu ý:

ü Nhà thầu/Nhà đầu tư được lựa chọn phải đảm bảo điều kiện về năng lực và hoạt động theo quy định của pháp luật

ü Nếu không thuộc đối tượng áp dụng nhưng chọn áp dụng Luật Đấu thầu thì phải tuân thủ các quy định của Luật này (theo quy định tại CDPL khoản 2)

ü Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dự án phải ban hành Quy chế lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp (theo quy định tại CDPL khoản 2)

·        Trường hợp áp dụng Luật Đấu thầu thì cần lưu ý:

ü Các quy định chung của pháp luật đấu thầu

ü Xác định đúng vốn nhà nước và tỷ lệ vốn nhà nước (nhất là đối với các công ty cổ phần có vốn góp nhà nước hoặc vốn góp có nguồn gốc nhà nước)

ü Tuân thủ đầy đủ quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn

Trên cơ sở tích hợp Luật Đấu thầu và các văn bản liên quan, quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu/nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu được hệ thống hóa như sau:

1.   Các quy trình lựa chọn nhà thầu (74 Quy trình)

Theo tính chất gói thầu:

·        Các quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn (11 Quy trình)

·        Các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu phi tư vấn (13 Quy trình)

·        Các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xây lắp (17 Quy trình)

·        Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa (18 Quy trình)

·        Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu hỗn hợp (15 Quy trình)

2.   Các quy trình lựa chọn nhà đầu tư (6 Quy trình)

·        Quy trình sơ tuyển nhà đầu tư

·        Các quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP (3 Quy trình)

·        Các quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất (2 Quy trình)

 

-1