10 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Hoạt động đầu tư xây dựng
phải tuân thủ 10 nguyên tắc cơ bản theo Luật Xây dựng
điều 4, cụ thể như
sau:
1) Thực hiện theo quy hoạch
- Đối
với vị trí xây dựng đã có quy hoạch thì phải
thực hiện đúng theo các chỉ tiêu quy hoạch
được duyệt, nếu muốn thay đổi thì
phải được cơ quan có thẩm quyền chấp
thuận điều chỉnh
- Đối
với vị trí xây dựng chưa có quy hoạch thì phải
lập quy hoạch trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
hoặc chấp thuận
2) Thực hiện đúng thiết kế
- Việc
thi công xây dựng phải theo đúng thiết kế
được duyệt
- Trường
hợp thay đổi thì phải thực hiện thủ tục
điều chỉnh thiết kế trước khi thi công
xây dựng
3) Bảo đảm đúng mục đích,
đối tượng
- Đầu tư kinh
doanh do tổ chức/cá nhân trong
và ngoài nước có chức năng kinh doanh (nhà đầu
tư) thực hiện và phải thuộc lĩnh vực
được phép đầu tư hoặc đủ
điều kiện đầu tư
+ Nhà đầu tư không được phép
đầu tư vào các lĩnh vực theo Luật Đầu tư điều 6. Riêng nhà đầu tư nước ngoài còn
bị hạn chế đầu tư vào các ngành nghề
theo Nghị định
31/2021/NĐ-CP điều 15
+ Nhà đầu tư chỉ được
đầu tư vào các lĩnh vực theo Luật Đầu tư điều 7 nếu đủ điều kiện theo quy
định
- Đầu tư công do cơ quan/tổ chức
nhà nước thực hiện và phải thuộc các
lĩnh vực theo Luật Đầu
tư công điều 5
- Đầu tư PPP do nhà nước và nhà
đầu tư hợp tác thực hiện và phải thuộc
các lĩnh vực theo Luật Đầu
tư PPP điều 4
4) Thực hiện đúng trình tự
-
Trình tự thực hiện dự án theo
Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều
4
- Riêng
dự án đầu tư PPP thì trình tự thực hiện
theo Luật
Đầu tư PPP điều 11
5) Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật
- Quy
chuẩn kỹ thuật là bắt buộc áp dụng (theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật điều 38)
- Tiêu
chuẩn kỹ thuật về cơ bản là tự nguyện
áp dụng, trừ một số trường hợp quy
định cụ thể (theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật điều 23)
6) Bảo đảm chất lượng, tiến
độ, an toàn công trình; phòng, chống cháy, nổ; bảo
vệ môi trường
- Về
chất lượng, tiến độ, an toàn công trình theo
Nghị định 06/2021/NĐ-CP
- Về
phòng chống cháy nổ theo pháp luật về PCCC
- Về
bảo vệ môi trường theo pháp luật về bảo
vệ môi trường
7) Bảo đảm xây dựng đồng bộ
các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Bảo
đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ
thuật của các công trình trong dự án
- Dự
án có kết nối với hạ tầng kỹ thuật
chung ngoài hàng rào phải thực
hiện các thủ tục thỏa thuận với các cơ
quan/đơn vị quản lý theo chuyên ngành
8) Tổ chức/cá nhân tham gia hoạt động
xây dựng phải có đủ điều kiện năng
lực
Điều
kiện năng lực theo Nghị định
15/2021/NĐ-CP, bao gồm:
-
Điều kiện năng lực chung
- Các
lĩnh vực phải có chứng chỉ năng lực
đối với tổ chức
- Các
lĩnh vực phải có chứng chỉ hành nghề đối
với cá nhân
9) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết
kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
thất thoát và tiêu cực
- Dự
án sử dụng vốn nhà nước được kiểm
soát bằng các quy định pháp luật cụ thể
- Dự
án không sử dụng vốn nhà nước được
kiểm soát bởi các cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ
quan thuế
10) Phân định rõ chức năng giữa
cơ quan quản lý nhà nước, người quyết
định đầu tư, chủ đầu tư
- Các
chủ thể phải thực hiện đúng nhiệm vụ
và quyền hạn theo quy định của pháp luật
- Các
văn bản được ban hành không đúng chức
năng sẽ không có giá trị pháp lý đối với
đối tượng đầu tư xây dựng