Chuyên mục:

Tải văn bản

MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN PPP

(theo Nghị định 35/2021/NĐ-CP)

-------------------------------------------

[TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH]
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: ………….

[Địa danh], ngày …… tháng ….. năm …..

 BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án [tên dự án]

 

Kính gửi: [tên cơ quan trình thẩm định]

 

[Tên cơ quan thẩm định] nhận được Tờ trình số ... ngày .... của [tên cơ quan trình thẩm định] về việc trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án [tên dự án]. Sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến và kết quả thẩm định của các cơ quan, tổ chức có liên quan, [tên cơ quan thẩm định] báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án [tên dự án] như sau:

I. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án: ………….

2. Tên cơ quan có thẩm quyền: [tên cơ quan chủ quản]

3. Tên đơn vị chuẩn bị dự án (hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án):

 ……………………

4. Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất:

……………………

5. Yêu cầu về kỹ thuật: …………………………………………

6. Dự kiến tổng mức đầu tư: ………………………………………

7. Vốn nhà nước trong dự án PPP (nếu có): ………………………………

8. Loại hợp đồng dự án: ………………………………

9. Các chỉ tiêu chính thuộc phương án tài chính sơ bộ: 

………………………………………………

10. Thời gian thực hiện dự án: ………………………………..

11. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư: ……………………………….

12. Tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư và thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư (chỉ ghi đối với trường hợp dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới):

……………………………….

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH/CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

[tóm tắt ý kiến của các thành viên, đơn vị liên quan]

III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ [đánh giá về kết luận sơ bộ về tính đầy đủ về thành phần, nội dung hồ sơ]

…………………………………………………………

2. Thẩm định về nội dung của hồ sơ

2.1. Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP: [đánh giá sự phù hợp với điều kiện quy định tại Luật Đầu tư PPP điều 14 khoản 1]

- Về tính cần thiết phải đầu tư dự án:

…………………………………………………………

- Về sự phù hợp về lĩnh vực đầu tư theo quy định của Luật PPP:

…………………………………………………………

- Về sự trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án:

…………………………………………………………

- Về lợi thế của việc đầu tư dự án theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác:

…………………………………………………………

- Về khả năng bố trí vốn nhà nước (trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước):

…………………………………………………………

2.2. Sự phù hợp với căn cứ lập BCNCTKT: [đánh giá sự phù hợp với các căn cứ quy định tại Luật Đầu tư PPP điều 14 khoản 2]

- Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch:

…………………………………………………………

- Sự phù hợp của dự án với quy định của Luật PPP và pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư:

…………………………………………………………

- Sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp lý có liên quan (nếu có):

…………………………………………………………

2.3. Hiệu quả đầu tư và khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư

a) Hiệu quả đầu tư của dự án:

- Sự phù hợp của phương án sơ bộ về kỹ thuật, công nghệ:

…………………………………………………………

- Sự phù hợp của việc áp dụng giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường (trường hợp dự án có yếu tố đặc biệt cần áp dụng):

…………………………………………………………

- Sự phù hợp của việc phân chia thành các dự án thành phần (nếu có):

…………………………………………………………

- Tính hợp lý của các yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế của dự án (BCR): (dự án được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi BCR > 1; nếu BCNCTKT không xác định BCR thì đánh giá tính hợp lý của các nhóm yếu tố còn lại)

…………………………………………………………

- Sự phù hợp của phần thuyết minh về tác động của dự án đối với môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xã hội và các nội dung khác:

…………………………………………………………

- Đánh giá các yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước của dự án (căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an)

…………………………………………………………

b) Khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư:

- Tính hợp lý của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính và sơ bộ phương án tài chính của dự án (dự án đạt hiệu quả tài chính khi NPV > 0):

…………………………………………………………

- Đánh giá sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư nhằm làm tăng tính khả thi của dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư PPP:

…………………………………………………………

2.4. Sự phù hợp khi áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu đối với dự án (nếu BCNCTKT có đề xuất áp dụng cơ chế):

- Sự đáp ứng đối với các điều kiện áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật:

…………………………………………………………

- Sự phù hợp của phương án chia sẻ phần giảm doanh thu:

…………………………………………………………

- Khả năng cân đối chi phí xử lý rủi ro trong phạm vi nguồn dự phòng ngân sách nhà nước, biện pháp bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước trong trường hợp chi trả (căn cứ ý kiến của cơ quan tài chính):

…………………………………………………………

2.5. Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn

- Đối với dự án có sử dụng vốn đầu tư công: tổng hợp báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công theo pháp luật về đầu tư công.

- Đối với dự án sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp dự án: tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan tài chính cấp tương ứng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Đối với dự án sử dụng giá trị tài sản công làm phần Nhà nước tham gia: Tổng hợp giá trị tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP.

2.6. Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án [đánh giá sự phù hợp của loại hợp đồng dự án trên cơ sở xem xét các yếu tố dưới đây]

- Về nguồn thu và khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư:

…………………………………………………………

- Về thời gian hoàn vốn và thời hạn hợp đồng dự án:

…………………………………………………………

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, bao gồm rủi ro đối với ngân sách của trung ương và địa phương, khả năng chi trả của cộng đồng người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công của dự án:

…………………………………………………………

2.7. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư

- Trường hợp BCNCTKT đề xuất áp dụng đàm phán cạnh tranh do dự án được xác định là dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, đánh giá sự phù hợp đề xuất này và thời gian đàm phán cạnh tranh.

- Trường hợp BCNCTKT đề xuất áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chỉ định nhà đầu tư do dự án cần bảo đảm yếu tố quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, đánh giá sự phù hợp của đề xuất này.

- Trường hợp BCNCTKT đề xuất áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong nước do dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật về đầu tư, đánh giá sự phù hợp của đề xuất này.

2.8. Nội dung khác

Xem xét sự phù hợp của các nội dung cần khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư. Trường hợp dự án xuất hiện yếu tố đặc biệt cần áp dụng giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu mức độ cao đến môi trường theo pháp luật về bảo vệ môi trường, xem xét sự phù hợp các yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

* Trường hợp chấp thuận đề xuất của cơ quan trình thì ghi:

1. Nhận xét:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án [tên dự án] phù hợp với quy định của pháp luật và đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền:

- Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

- Giao nhà đầu tư tổ chức lập BCNCKT (đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất)

- Giao đơn vị chuẩn bị dự án căn cứ ý kiến thẩm định BCNCTKT để hoàn thiện các nội dung liên quan trong thông báo mời khảo sát và tổ chức khảo sát theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP và hoàn thiện BCNCKT.

* Trường hợp không chấp thuận đề xuất của cơ quan trình thì ghi:

1. Nhận xét:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án [tên dự án] chưa phù hợp với quy định của pháp luật và chưa đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền:

Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án căn cứ ý kiến thẩm định BCNCTKT để điều chỉnh hoàn thiện BCNCKT.

 Nơi nhận:
- Như trên;

- [cơ quan thẩm quyền];
-
[Các cơ quan liên quan];
- Lưu: .......

[ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH]


 

 

-1