Chuyên mục:

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA ĐƠN VỊ LẬP DỰ TOÁN

Lập dự toán xây dựng là công việc tư vấn thuộc nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng (theo Luật Xây dựng điều 133)

Đơn vị lập dự toán phải có đủ điều kiện năng lực về quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 83 khoản 1 điểm h, cụ thể như sau:

1. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức: không yêu cầu

2. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân:

- Các trường hợp không cần có chứng chỉ hành nghề (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 62 khoản 3) gồm:

+ Lập dự toán xây dựng công trình (hoặc dự toán gói thầu) của hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình

+ Lập dự toán xây dựng công trình (hoặc dự toán gói thầu) của các công tác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực công trình

+ Lập dự toán xây dựng công trình (hoặc dự toán gói thầu) của công trình cấp IV

+ Lập dự toán xây dựng công trình (hoặc dự toán gói thầu) của công trình công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng, đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông

- Các trường hợp khác, người chủ trì lập dự toán phải có chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP Phụ lục VI Mục 5 như sau:

+ Đối với dự toán xây dựng công trình (hoặc dự toán gói thầu) của dự án nhóm A trở lên hoặc của công trình cấp I trở lên: phải có chứng chỉ hành nghề Định giá xây dựng hạng I

+ Đối với dự toán xây dựng công trình (hoặc dự toán gói thầu) của dự án nhóm B hoặc của công trình cấp II: phải có chứng chỉ hành nghề Định giá xây dựng hạng II trở lên

+ Đối với dự toán xây dựng công trình (hoặc dự toán gói thầu) của dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, hoặc của công trình cấp III trở xuống: phải có chứng chỉ hành nghề Định giá xây dựng (bất kể hạng nào)

-1