Chuyên mục:

Thanh toán vốn đầu tư xây dựng

Việc thanh toán vốn đầu tư theo quy định tại (CDPLkhoản 1)

Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của giá trị thanh toán, thủ tục thanh toán thực hiện theo quy định của chủ sở hữu vốn

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, việc thanh toán vốn đầu tư theo quy định tại (CDPL) và các trường hợp cụ thể như sau:

 

1.    Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

·         Cơ quan thanh toán

Cơ quan thanh toán vốn đầu tư là Kho bạc nhà nước nước (theo quy định tại CDPL)

·         Mở tài khoản

Chủ đầu tư mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định tại (CDPL)

·         Hồ sơ pháp lý phục vụ công tác thanh toán

Để thanh toán, chủ đầu tư gửi hồ sơ pháp lý đến Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản) theo quy định tại (CDPL)

Hồ sơ pháp chỉ phải gửi 1 lần, các tài liệu là bản chính hoặc bản sao y bản chính (trừ khi có bổ sung điều chỉnh) cụ thể như sau:

ü  Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Hồ bao gồm:

o   Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư (kèm theo dự toán)

o   Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (đối với gói thầu cần thanh toán)

o   Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu cần thanh toán

ü  Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư

Hồ bao gồm:

o   Quyết định phê duyệt dự án và các quyết định điều chỉnh (nếu có)

o   Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (đối với gói thầu cần thanh toán)

Trường hợp tự thực hiện thì thay bằng văn bản của cấp thẩm quyền cho phép tự thực hiện

o   Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu cần thanh toán

Trường hợp tự thực hiện thì thay bằng văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ

o   Quyết định phê duyệt dự toán (kèm theo dự toán) các công việc, hạng mục công trình, công trình thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật)

Riêng công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư phải gửi kèm phương án được duyệt

·         Tạm ứng vốn

Việc tạm ứng vốn thực hiện theo quy định tại (CDPL) như sau:

ü  Đối với công việc thực hiện theo hợp đồng

o   Nguyên tắc tạm ứng

-   Việc tạm ứng vốn thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực

-   Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và nội dung tạm ứng phải quy định trong hợp đồng

-   Có thể tạm ứng nhiều lần nhưng không vượt mức quy định trong hợp đồng

-   Nếu kế hoạch vốn trong năm không đủ mức tạm ứng thì tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau

-   Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả và việc hoàn trả vốn tạm ứng

o   Hồ sơ tạm ứng

Chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

-   Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại (CDPL)

-   Chứng từ chuyển tiền theo quy định của Bộ Tài chính

-   Bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu (bản sao y bản chính của chủ đầu tư) đối với hợp đồng có yêu cầu bảo lãnh tạm ứng

o   Mức tạm ứng

-   Mức tối thiểu

+   Đối với hợp đồng tư vấn:

*   Hợp đồng < 10 tỷ đồng: 20% giá trị hợp đồng

*   Hợp đồng > 10 tỷ đồng: 15% giá trị hợp đồng

+   Đối với hợp đồng thi công:

*   Hợp đồng < 10 tỷ đồng: 20% giá trị hợp đồng

*   Hợp đồng từ 10÷50 tỷ đồng: 15% giá trị hợp đồng

*   Hợp đồng > 50 tỷ đồng: 10% giá trị hợp đồng

+   Đối với hợp đồng hỗn hợp: 10% giá trị hợp đồng

-   Mức tối đa

+   Không quá 50% giá trị hợp đồng

+   Nếu cần tạm ứng > 50% giá trị hợp đồng thì phải được người quyết định đầu tư cho phép (đối với dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư thì Bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định)

o   Bảo lãnh tạm ứng

-   Hợp đồng có giá trị tạm ứng > 01 tỷ đồng phải bảo lãnh tạm ứng, nếu < 1 tỷ đồng thì tùy chủ đầu tư quyết định

+   Giá trị bảo lãnh tương đương khoản tạm ứng

+   Giá trị bảo lãnh được giảm trừ tương ứng với tiền tạm ứng thu hồi qua mỗi lần thanh toán

+   Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh là đến khi thu hồi hết tạm ứng

-   Hợp đồng giao khoán nội bộ (hình thức tự thực hiện) và hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện thì không phải bảo lãnh tạm ứng

o   Thu hồi tạm ứng

-   Thực hiện thu hồi qua các lần thanh toán

-   Mức thu hồi theo quy định trong hợp đồng

-   Thu hồi hết khi thanh toán đến 80% giá trị hợp đồng

o   Kiểm tra việc thực hiện và thu hồi tạm ứng

-   Kho bạc nhà nước kiểm tra, thu hồi vôn tạm ứng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích

Nếu quá 3 tháng kể từ thời điểm phải thu hồi tạm ứng mà nhà thầu chưa thực hiện hoặc phát hiện nhà thầu sử dụng sai mục đích thì chủ đầu tư phối hợp với Kho bạc nhà nước để thu hồi

-   Chủ đầu tư lập báo cáo quý về tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng, gửi Kho bạc nhà nước và cơ quan cấp trên:

+   Nội dung báo cáo gồm: số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi, lý do và khó khăn vướng mắc, biện pháp xử lý

+   Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 05 tháng đầu tiên quý tiếp theo

-   Kho bạc nhà nước lập báo cáo quý về tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng của Bộ/ngành/địa phương, gửi cơ quan tài chính cùng cấp:

+   Nội dung báo cáo gồm: phân loại số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi, lý do và khó khăn vướng mắc, biện pháp xử lý

+   Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 15 tháng đầu tiên quý tiếp theo (riêng quý 4 trước ngày 10/2 năm sau)

-   Cơ quan tài chính căn cứ báo cáo của Kho bạc nhà nước có văn bản gửi Bộ/ngành/địa phương để xử lý số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi

ü  Đối với công việc thực hiện không theo hợp đồng

o   Nguyên tắc tạm ứng

-   Việc tạm ứng vốn cho chủ đầu tư thực hiện sau khi dự toán được phê duyệt và theo đề nghị của chủ đầu tư

-   Có thể tạm ứng nhiều lần nhưng không vượt mức tạm ứng quy định

-   Nếu kế hoạch vốn trong năm không đủ mức tạm ứng thì tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau

o   Hồ sơ tạm ứng

Chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

-   Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại (CDPL)

-   Chứng từ chuyển tiền theo quy định của Bộ Tài chính

o   Mức tạm ứng

-   Đối với công việc bồi thường hỗ trợ tái định cư:

+   Mức tạm ứng theo tiến độ thực hiện, tối đa không quá phương án được duyệt

+   Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chỉ trả thì căn cứ vào hồ sơ chi trả cho người thụ hưởng

+   Trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư mở tài khoản tại KHo bạc nhà nước để tiếp nhận tiền tạm ứng do chủ đầu tư chuyển

-   Đối với chi phí quản lý dự án:

+   Mức tạm ứng theo dự toán chi phí quản lý dự án năm kế hoạch được duyệt

+   Không quá dự toán chi phí quản lý dự án được duyệt

-   Đối với các công việc khác:

+   Không quá 50% dự toán được duyệt

+   Nếu cần tạm ứng > 50% dự toán được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép (đối với dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư thì Bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định)

o   Thời hạn tạm ứng

Thời hạn tạm ứng theo kế hoạch vốn năm của dự án quy định tại (CDPL khoản 1) như sau:

-   Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: đến hết ngày 31/1 năm sau

-   Đối với các trường hợp còn lại: đến hết ngày 31/12

o   Thu hồi tạm ứng

-   Đối với công việc bồi thường hỗ trợ tái định cư:

+   Chủ đầu tư làm thủ tục thu hồi tạm ứng chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng (không chờ đến khi chi trả toàn bộ)

+   Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng đối với chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định

-   Đối với chi phí quản lý dự án:

+   Chủ đầu tư lập Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành (ký và đóng dấu) gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi tạm ứng

Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm

+   Đối với Ban quản lý dự án chuyên ngành/khu vực quản lý nhiều dự án thì định kỳ 6 tháng và hết năm kế hoạch, chủ đầu tư phân bố chi phí quản lý dự án gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi tạm ứng

o   Kiểm tra việc thực hiện và thu hồi tạm ứng

-   Kho bạc nhà nước kiểm tra, thu hồi vôn tạm ứng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích

+   Đối với công việc bồi thường hỗ trợ tái định cư:

*   Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư phải chuyển toàn bộ số dư tiền tạm ứng về tài khoản của chủ đầu tư tại kho bạc nếu quá 3 tháng sau khi được tạm ứng mà chưa chi trả

*   Chủ đầu tư phái hoàn trả vốn tạm ứng cho ngân sách nhà nước nếu quá 1 năm mà chưa chi trả (trừ số tiền chưa chi trả đối với diện tích đất đang tranh chấp)

+   Đối với các công việc khác:

*   Sau 6 tháng từ thời điểm tạm ứng mà chủ đầu tư chưa thu hồi thì Kho bạc nhà nước có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hoàn trả (trừ trường hợp người phê duyệt dự toán có văn bản cho phép kéo dài và trường hợp tạm ứng cho Ban quản lý dự án chuyên ngành/khu vực)

*   Sau 3 tháng từ thời điểm phải hoàn trả mà chủ đầu tư chưa thực hiện thì Kho bạc nhà nước trích từ tài khoản của chủ đầu tư để nộp lại ngân sách

-   Chủ đầu tư lập báo cáo quý về tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng, gửi Kho bạc nhà nước và cơ quan cấp trên:

+   Nội dung báo cáo gồm: số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi, lý do và khó khăn vướng mắc, biện pháp xử lý

+   Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 05 tháng đầu tiên quý tiếp theo

-   Kho bạc nhà nước lập báo cáo quý về tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng của Bộ/ngành/địa phương, gửi cơ quan tài chính cùng cấp:

+   Nội dung báo cáo gồm: phân loại số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi, lý do và khó khăn vướng mắc, biện pháp xử lý

+   Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 15 tháng đầu tiên quý tiếp theo (riêng quý 4 trước ngày 10/2 năm sau)

-   Cơ quan tài chính căn cứ báo cáo của Kho bạc nhà nước có văn bản gửi Bộ/ngành/địa phương để xử lý số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi

·         Thanh toán khối lượng hoàn thành

Việc thanh toán khối lượng hoàn thành thực hiện theo quy định tại (CDPL) như sau:

ü  Đối với công việc thực hiện theo hợp đồng

Việc thanh toán phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng; số lần, giai đoạn, thời điểm, thời hạn, hồ sơ và điều kiện thanh toán phải quy định rõ trong hợp đồng; điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng tuân thủ quy định hiện hành của nhà nước

o   Nguyên tắc thanh toán

-   Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng, không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết

-   Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán theo khối lượng nghiệm thu (kể cả khối lượng tăng/giảm được duyệt) và đơn giá hợp đồng

-   Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: thanh toán theo khối lượng nghiệm thu (kể cả khối lượng tăng/giảm được duyệt) và đơn giá điều chỉnh

-   Đối với hợp đồng theo thời gian:

+   Chi phí chuyên gia = (mức lương + các chi phí liên quan) x thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

+   Các khoản chi phí khác thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.

-   Đối với hợp đồng theo giá kết hợp: thực hiện tương ứng với từng loại giá

-   Đối với khối lượng phát sinh chưa có đơn giá hợp đồng: thực hiện theo thỏa thuận bổ sung hợp đồng trước khi thực hiện

-   Đối với hợp đồng ủy thác quản lý dự án:

+   Thực hiện phù hợp với quy định của hợp đồng ủy thác

+   Trường hợp ủy thác cho Ban QLDA rút dự toán và giao dịch với cơ quan kiểm soát thanh toán thì chủ đầu tư phải ủy quyền chủ tài khoản cho Ban QLDA

-   Trong hợp đồng có thể thỏa thuận tạm giữ chưa thanh toán cho nhà thầu một khoản tiền nhất định và chuyển vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại Kho bạc Nhà nước

o   Hồ sơ thanh toán

Chủ đầu tư lập hồ gửi Kho bạc nhà nước bao gồm:

-   Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu quy định tại (CDPL)

Nếu có khối lượng phát sinh thì gửi Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh theo mẫu quy định tại (CDPL)

-   Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại (CDPL)

ü  Đối với công việc thực hiện không theo hợp đồng

o   Nguyên tắc thanh toán

-   Căn cứ giá trị khối lượng công việc hoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư)

-   Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước

o   Hồ sơ thanh toán

-   Đối với chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư:

+   Bảng xác nhận giá trị khối lượng đã thực hiện theo mẫu quy định tại (CDPL)

+   Hợp đồng và biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng)

+   Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư được duyệt

+   Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại (CDPL)

+   Chứng từ chuyển tiền

Chi phí xây nhà di dân giải phóng mặt bằng (nếu có) thanh toán như đối với gói thầu xây dựng

-   Đối với chi phí tổ chức bồi thường hỗ trợ tái định cư:

+   Dự toán chi phí được duyệt

+   Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành

+   Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại (CDPL)

+   Chứng từ chuyển tiền

-   Đối với các công việc khác:

+   Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành

+   Dự toán được duyệt cho từng công việc

+   Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại (CDPL)

+   Chứng từ chuyển tiền

-   Đối với các chi phí đến khi dự án đã hoàn thành mà chưa được thanh toán:

+   Quyết định phê duyệt quyết toán (kèm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành)

+   Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại (CDPL)

+   Chứng từ chuyển tiền

ü  Thời hạn thanh toán

Thời hạn thanh toán theo kế hoạch vốn năm của dự án quy định tại (CDPL khoản 2) như sau:

o   Chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31/12

o   Thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31/1 năm sau 

Trường hợp kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang năm sau phải được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định tại (CDPL khoản 3)

ü  Kiểm soát thanh toán của Kho bạc

o   Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán, hợp đồng/văn bản giao việc (hoặc hợp đồng nội bộ) để thanh toán cho chủ đầu tư

-   Đối với khoản chi không đúng chế độ hoặc thiếu hồ sơ thì từ chối thanh toán và thông báo cho chủ đầu tư trong vòng 04 ngày làm việc

-   Thực hiện nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng

o   Số vốn thanh toán:

-   Số vốn thanh toán không > dự toán được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu, tự thực hiện

-   Tổng số vốn thanh toán cho dự án không > tổng mức đầu tư đã được phê duyệt

-   Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng) không > kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án

-   Lũy kế số vốn thanh toán cho dự án không > kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao

·         Quản lý, thanh toán, thu hồi và quyết toán nguồn vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau thực hiện theo quy định tại (CDPL)

·         Chế độ báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại (CDPL)

·         Chế độ kiểm tra tình hình thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại (CDPL)

2.    Đối với dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước

·         Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện nghèo (theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ): thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2015/TT-BTC

·         Các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp xã: vận dụng theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BTC

·         Các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng: thực hiện theo quy định tại Thông tư 85/2014/TT-BTC

·         Các dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư: vận dụng theo quy định tại Thông tư 107/2007/TT-BTC

·         Các dự án khác: vận dụng theo quy định đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

-1