Chuyên mục:

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

Giai đoạn này bao gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc khác liên quan khác

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay (Turnkey) thì quy trình thủ tục thực hiện xem chi tiết tại đây

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Thiết kế - Mua sắm thiết bị - Thi công xây dựng (EPC) thì quy trình thủ tục thực hiện xem chi tiết tại đây

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Thiết kế - Mua sắm thiết bị (EP) thì quy trình thủ tục thực hiện xem chi tiết tại đây

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Thiết kế - Thi công xây dựng (EC) thì quy trình thủ tục thực hiện xem chi tiết tại đây

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Mua sắm thiết bị - Thi công xây dựng (PC) thì quy trình thủ tục thực hiện xem chi tiết tại đây

Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức thông thường thì quy trình thủ tục thực hiện như sau:

1. Đăng ký thông tin mã số dự án đầu tư

Đối với dự án thanh toán vốn qua Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư thực hiện theo Thông tư 185/2015/TT-BTC như sau:

- Trường hợp dự án đã đăng ký mã số dự án đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì thực hiện thủ tục Đăng ký thông tin chuyển giai đoạn dự án đầu tư

- Trường hợp dự án chưa đăng ký mã số dự án đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì thực hiện thủ tục Đăng ký mã số dự án đầu tư

2. Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Căn cứ hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng ghi trong Quyết định phê duyệt dự án, chủ đầu tư tổ chức thực hiện như sau:

+ Nếu hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án ĐTXD chuyên ngành (hoặc khu vực) thì:

* Người quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án chuyên ngành (hoặc khu vực) do mình thành lập để tổ chức quản lý thực hiện dự án

* Trường hợp người quyết định đầu tư thành lập mới Ban quản lý dự án chuyên ngành (hoặc khu vực) thì thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 21

+ Nếu hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án ĐTXD một dự án thì chủ đầu tư thực hiện thủ tục thành lập Ban quản lý dự án theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 22

+ Nếu hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 23

+ Nếu hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Thuê tư vấn quản lý dự án thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo trình tự sau:

* Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu tư vấn quản lý dự án (nếu dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu)

* Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn quản lý dự án

* Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn quản lý dự án:

ü  Trường hợp dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

ü  Trường hợp không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn đảm bảo đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

- Các hình thức tổ chức quản lý dự án xem chi tiết tại đây

3. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Trường hợp dự án không thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì không phải thực hiện thủ tục này

- Trường hợp dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo trình tự như sau:

1) Lập và trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu

2) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

3) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

4) Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu

4. Bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trường hợp khu đất thực hiện dự án thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư thì không thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư

Các trường hợp khác thì chủ đầu tư phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo pháp luật về đất đai như sau:

1) Đối với dự án thuộc trường hợp được phép trưng dụng đất theo Luật Đất đai điều 72 khoản 1:

+ Trình tự, thủ tục thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 67

+ Nội dung thưc hiện: xem chi tiết tại đây

2) Đối với dự án thuộc trường hợp được phép thu hồi đất theo Luật Đất đai điều 61, 62:

+ Trình tự, thủ tục thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điều 69

+ Nội dung thưc hiện: xem chi tiết tại đây

3) Đối với các dự án khác:

+ Trình tự, thủ tục thực hiện tùy theo từng loại đất, gồm các trường hợp như sau:

* Đất do chủ đầu tư nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

* Đất mà người đang sử dụng không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng có tài sản gắn liền với đất

* Đất do Nhà nước giao quản lý theo Luật Đất đai điều 8; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; đất mà người đang sử dụng không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và không có tài sản gắn liền với đất

+ Nội dung thưc hiện: xem chi tiết tại đây

5. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Đối với khu đất thực hiện dự án mà chủ đầu tư đã có quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất, nếu mục đích sử dụng đất chưa phù hợp thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Đối với khu đất thực hiện dự án mà chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng đất thì thực hiện thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất sau khi đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, nếu mục đích sử dụng đất chưa phù hợp thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Trình tự thủ tục thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

1) Giao đất không thu tiền sử dụng đất:

+ Thực hiện đối với các trường hợp theo Luật Đất đai điều 54

+ Trình tự, thủ tục thực hiện: xem chi tiết tại đây

2) Giao đất có thu tiền sử dụng đất:

+ Thực hiện đối với các trường hợp theo Luật Đất đai điều 55

+ Trình tự, thủ tục thực hiện: xem chi tiết tại đây

3) Cho thuê đất:

+ Thực hiện đối với các trường hợp theo Luật Đất đai điều 56

+ Trình tự, thủ tục thực hiện: xem chi tiết tại đây

4) Chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Thực hiện đối với các trường hợp theo Luật Đất đai điều 57

+ Trình tự, thủ tục thực hiện: xem chi tiết tại đây

6. Phá dỡ, di dời công trình xây dựng

Trường hợp khu đất dự án có công trình cần phá dỡ, di dời để giải phóng mặt bằng xây dựng thì thực hiện như sau:

- Đối với công trình thuộc phương án bồi thường giải phóng mặt bằng thì thực hiện theo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được duyệt

- Đối với công trình không thuộc phương án bồi thường giải phóng mặt bằng thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện như sau:

+ Phá dỡ công trình xây dựng:

* Thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 42

* Quy trình thủ tục thực hiện: xem chi tiết tại đây

+ Di dời công trình xây dựng:

* Thực hiện theo Luật Xây dựng điều 117

* Quy trình thủ tục thực hiện:  xem chi tiết tại đây

7. Rà phá bom mìn vật nổ

- Trường hợp khu đất thực hiện dự án chưa được rà phá bom mìn vật nổ thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện như sau:

+ Tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ

+ Nếu kết quả điều tra, khảo sát kết luận cần thiết phải rà phá BMVN thì tổ chức thực hiện công tác thi công rà phá bom mìn vật nổ

- Trình tự thủ tục thực hiện: xem chi tiết tại đây

8. Khảo sát, thiết kế xây dựng

Đối với công trình thiết kế 1 bước (Báo cáo kinh tế kỹ thuật) thì không thực hiện công việc này (công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công đã thực hiện ở giai đoạn quyết định đầu tư xây dựng)

Đối với công trình thiết kế nhiều bước (Báo cáo nghiên cứu khả thi) thì quy trình thủ tục thực hiện như sau:

8.1. Lựa chọn đơn vị khảo sát, thiết kế sau thiết kế cơ sở và đơn vị giám sát khảo sát

a. Trường hợp công tác khảo sát và công tác thiết kế là 02 gói thầu tư vấn riêng biệt thì trình tự thủ tục thực hiện như sau:

1) Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn thiết kế

2) Lựa chọn đơn vị thiết kế:

+ Nếu dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

+ Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị thiết kế đảm bảo đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

3) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát: đơn vị thiết kế lập nhiệm vụ khảo sát trình chủ đầu tư phê duyệt

4) Lập và phê duyệt dự toán gói thầu khảo sát: đơn vị thiết kế lập dự toán gói thầu khảo sát, trình chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt

5) Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn giám sát khảo sát: đơn vị thiết kế lập dự toán gói thầu giám sát khảo sát, trình chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt

6) Lựa chọn đơn vị khảo sát:

+ Nếu dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

+ Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị khảo sát đảm bảo đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

7) Lựa chọn đơn vị giám sát khảo sát:

+ Nếu dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

+ Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị giám sát khảo sát

b. Trường hợp công tác khảo sát và công tác thiết kế thuộc 01 gói thầu tư vấn thì trình tự thủ tục thực hiện như sau:

1) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát: chủ đầu tư tự lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát, chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát

2) Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế: chủ đầu tư tự lập hoặc thuê tư vấn lập dự toán, chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán

3) Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế:

+ Nếu dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

+ Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện đảm bảo đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

4) Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn giám sát khảo sát: đơn vị thiết kế lập dự toán gói thầu giám sát khảo sát, trình chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt

5) Lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát khảo sát:

+ Nếu dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

+ Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị giám sát khảo sát

8.2. Tổ chức thực hiện công tác khảo sát

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát: đơn vị khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát, trình chủ đầu tư phê duyệt

Thực hiện khảo sát: đơn vị khảo sát thực hiện theo nhiệm vụ khảo sát và phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt; đơn vị giám sát khảo sát tổ chức giám sát quá trình thực hiện công tác khảo sát

Nghiệm thu và phê duyệt kết quả khảo sát: đơn vị khảo sát lập Báo cáo kết quả khảo sát, trình chủ đầu tư nghiệm thu và phê duyệt

8.3. Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở

Thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở là thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2 bước, thiết kế kỹ thuật đối với công trình thiết kế 3 bước, hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế

Trình tự thủ tục thực hiện như sau:

1) Lập hồ sơ thiết kế

2) Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (đối với công trình thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục V)

3) Thẩm tra thiết kế:

+ Đối với công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì chủ đầu tư phải tổ chức thẩm tra thiết kế trước khi trình thẩm định (theo Luật Xây dựng điều 82 khoản 6); đối với các công trình khác thì chủ đầu tư có thể tổ chức thẩm tra trước khi trình thẩm định hoặc tổ chức thẩm tra trong quá trình thẩm định khi cơ quan thẩm định yêu cầu

+ Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn đơn vị thẩm tra theo trình tự như sau:

Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế

* Nếu áp dụng Luật Đấu thầu thì tổ chức thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn, nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn đơn vị thẩm tra đảm bảo đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định

4) Thẩm định thiết kế:

+ Cơ quan chủ trì thẩm định theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 35 khoản 1 như sau:

* Nếu trong quyết định phê duyệt dự án có quy định giao cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định

* Nếu trong quyết định phê duyệt dự án không có quy định giao cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thì chủ đầu tư giao cho đơn vị thuộc mình chủ trì thẩm định

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng tham gia thẩm định tùy thuộc quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư, cụ thể như sau:

* Đối với tất cả các dự án sử dụng vốn đầu tư công (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 36 khoản 1)

* Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước khác:

ü  Nếu tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư chiếm ≥ 30% hoặc > 500 tỷ đồng thì thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 36 khoản 2

ü  Nếu tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư chiếm < 30% và ≤ 500 tỷ đồng thì thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 36 khoản 4

+ Đối với dự án có nhiều công trình thì:

* Chủ đầu tư có thể tổ chức thẩm định 1 lần cho toàn bộ các công trình hoặc tổ chức thẩm định thành nhiều lần đối với từng công trình, từng giai đoạn thi công (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 35 khoản 6)

* Trường hợp phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì tất cả các công trình của dự án được thẩm định tại 1 cơ quan chuyên môn về xây dựng (theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 36 khoản 5)

5) Phê duyệt thiết kế

8.4. Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế các bước tiếp theo (nếu có)

Đối với công trình có > 2 bước thiết kế thì chủ đầu tư tự quyết định việc lập, thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế thứ 3 trở đi (theo Luật Xây dựng điều 82 khoản 8)

8.5. Trường hợp cần điều chỉnh thiết kế sau khi đã phê duyệt

- Điều chỉnh thiết kế sau thiết kế cơ sở: xem chi tiết tại đây

- Điều chỉnh các bước thiết kế khác: chủ đầu tư tự quyết định

9. Chuẩn bị thi công xây dựng

9.1. Lựa chọn các nhà thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, giám sát thi công, giám sát lắp đặt thiết bị

1) Chủ đầu tư tổ chức ập và phê duyệt dự toán các gói thầu:

Lập và phê duyệt dự toán gói thầu xây lắp

Lập và phê duyệt dự toán gói thầu mua sắm thiết bị

Lập và phê duyệt dự toán gói thầu giám sát thi công

Lập và phê duyệt dự toán gói thầu giám sát lắp đặt thiết bị

2) Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn các nhà thầu:

- Nếu dự án thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu thì:

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp theo Quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm thiết bị theo Quy trình lựa chọn nhà thầu mua sắm

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu giám sát thi công, giám sát lắp đặt thiết bị theo Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn

- Nếu không áp dụng Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư tự quyết định lựa chọn các nhà thầu, đảm bảo:

+ Nhà thầu xây lắp đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại đây

+ Nhà thầu giám sát thi công đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại đây

9.2. Mua bảo hiểm công trình xây dựng

- Đối với các công trình theo Nghị định 119/2015/NĐ-CP điều 4 khoản 1 thì bắt buộc phải mua bảo hiểm

- Nội dung thực hiện: xem chi tiết tại đây

9.3. Xin giấy phép xây dựng

- Các công trình theo Luật Xây dựng điều 89 khoản 2 được miễn giấy phép xây dựng

- Đối với các công trình khác thì chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo quy định tại đây

9.4. Chuẩn bị công trường xây dựng

9.5. Thông báo khởi công xây dựng

9.6. Các công việc cần thiết khác

10. Tổ chức thi công xây dựng

- Chủ đầu tư tổ chức kiểm soát quá trình thi công xây dựng đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường

- Các đối tượng tham gia quá trình thi công xây dựng (chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát thi công, đơn vị thiết kế) thực hiện trách nhiệm theo quy định tại đây

- Quy trình thi công xây dựng bao gồm:

1) Kiểm tra và nghiệm thu vật tư, thiết bị trước khi đưa vào thi công, lắp đặt

2) Nghiệm thu công việc xây dựng

3) Nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng

- Trường hợp phải kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng (theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 24 khoản 1) thì thực hiện theo quy định tại đây

- Trường hợp có sự cố xảy ra trong quá trình thi công thì quy trình thủ tục xử lý như sau:

+ Đối với sự cố công trình

+ Đối với sự cố máy, thiết bị, vật tư thi công

+ Đối với tai nạn lao động

11. Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng

11.1. Chuẩn bị nghiệm thu

Các công việc chuẩn bị trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng bao gồm:

1) Vận hành, chạy thử:

+ Việc vận hành, chạy thử thực hiện đối với công trình, thiết bị có yêu cầu quy định trong hợp đồng xây dựng, chỉ dẫn thiết kế, sổ tay vận hành

+ Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

2) Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy:

+ Các công trình đã thẩm duyệt thiết kế PCCC phải thực hiện nghiệm thu PCCC (theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều 15 khoản 1)

+ Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

3) Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường:

+ Các trường hợp theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 17 khoản 1 phải thực hiện xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

+ Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

4) Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình

11.2. Tổ chức nghiệm thu

- Sau khi hoàn thành các hồ sơ, thủ tục chuẩn bị nghiệm thu, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 23

- Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

12. Bàn giao công trình xây dựng

- Việc bàn giao công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP điều 27

- Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

13. Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư

- Ngay sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải tổ chức lập Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư

- Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

14. Nghiệm thu, quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng

- Các hợp đồng xây dựng sau khi hoàn thành phải được nghiệm thu, quyết toán, thanh lý theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP điều 22,23

- Nội dung thực hiện xem chi tiết tại đây

-1